Tôi đi học (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)
- Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988, tên khai sinh là Trần Văn Ninh
- Quê quán: xóm Gia Lạc - ven sông Hương - ngoại ô thành phố Huế
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học:
+ Năm 1936, Thanh Tịnh đã cho xuất bản tập thơ "Hận chiến trường"
+ Năm 1941,2 bài thơ ông của ông là "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng" đã được 2 tác giả Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" (1942)
+ Năm 1945, ông đã tham gia phụ trách và giữ chức Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội.
+ Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2007
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Ngậm ngải tìm trầm, Quê mẹ, Những giọt nước biển…
- Phong cách sáng tác:
+ Các sáng tác của Thanh Tịnh đã làm toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo,
II. Đôi nét về tác phẩm: Tôi đi học
1. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
- “Tôi đi học” là một truyện ngắn in trong tập thơ "Quê mẹ", xuất bản vào năm 1941
2. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu văn bản đến “…. lướt ngang trên ngọn núi. ”: Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà đến trường.
- Phần 2: tiếp theo cho đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết. ”: Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật "tôi" khi đứng trước sân trường.
- Phần 3: Còn lại: Dòng tâm trạng và cảm xúc của nhân vật "tôi" khi bước chân vào lớp học và bắt đầu giờ học mới.
3. Giá trị nội dung
- Trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, kỉ niệm hôn nhiên và trong sáng của lứa tuổi học trò, nhất là buổi khai giảng đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả một cách tinh tế cảm xúc này thông qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm sâu sắc trong ngày đầu tiên đi học
4. Giá trị nghệ thuật
- Miêu tả chân thật, tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong ngày đầu tiên đi học.
- Dùng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh ấn tượng, độc đáo ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật "tôi".
- Giọng điệu trong sáng, trữ tình.
III. Dàn ý phân tích tác phẩm: Tôi đi học
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về nhà văn Thanh Tịnh: Nhà văn với các sáng tác toát lên tình cảm êm dịu, vẻ đẹp đằm thắm và trong trẻo.
- Vài nét về văn bản “ Tôi đi học”: được in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản vào năm 1941, kể lại những cảm xúc và kỉ niệm của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên
II. Thân bài
1. Cơ sở để nhân vật "tôi" có dòng hổi tưởng và liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình
- Biến chuyển của cảnh vật bước sang thu: Cuối thu, thời điểm diễn ra lễ tựu trường. cảnh thiên nhiên với lá vàng rơi rụng nhiều, mây bàng bạc khiến lòng người bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm xưa.
- Hình ảnh các em bé núp dưới nón mẹ trong ngày đầu tiên đến trường, …
⇒ gợi nhớ, cơ sở liên tưởng tương đồng tự nhiên
2. Những hồi tưởng của nhân vật "tôi"
a. Tâm trạng khi được cùng mẹ đi trên con đường đến trường
- Cảnh vật, con đường vốn rất thân quen nhưng lần này cảm thấy lạ lẫm.
- Tự nhận thấy sự thay đổi lớn lao trong lòng mình, cảm thấy bản thân trang trọng và đứng đắn hơn.
- Lúng túng, bỡ ngỡ
⇒ Từ ngữ gợi tả, nghệ thuật so sánh, chọn lọc các chi tiết cụ thể, tiêu biểu: tâm trạng bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên
b. Khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp học
- Không khí của ngày hội tựu trường: vui vẻ, náo nức nhưng cũng rất trang trọng.
- Cảm thấy nhỏ bé hơn nhiều so với trường, lo sợ vẩn vơ.
- Lo sợ và hồi hộp chờ nghe gọi tên mình.
- Khi sắp bước vào lớp học thì lo sợ, bật khóc
⇒ Diễn tả một cách sinh động tâm trạng của nhân vật “tôi” với các cung bậc, cảm xúc, có những trạng thái cảm xúc đối lập, tâm trạng vô cùng phức tạp
c. Khi ngồi trong lớp học
- Cảm thấy vừa xa lạ lại vừa gần gũi với mọi vật xung quanh, với nguời bạn ngồi bên …
+ Làm quen, tìm hiểu lớp học, bàn ghế, … ⇒ thấy quyến luyến.
⇒ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi ngồi trong lớp học chờ đón giờ học đầu tiên hợp tự nhiên, hấp dẫn, sinh động.
3. Hình ảnh những người lớn
- Ông đốc: hình ảnh một người lãnh đạo, một người thầy rất hiểu tâm lý trẻ, hiền từ và bao dung …
- Thầy giáo trẻ luôn nở nụ cười trên môi, giàu lòng yêu thương trẻ
⇒ Bày tỏ rõ trách nhiệm, tấm lòng của nhà trường, gia đình đối với thế hệ trẻ, đồng thời tạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn cho các em học sinh.
⇒ Truyện kết thúc một cách tự nhiên, khép lại bài văn nhưng lại mở ra một bầu trời mới, một khoảng không gian mới và tình cảm mới.
III. Kết bài
- Khẳng định lại các nét tiêu biểu về nghệ thuật đã tạo nên thành công của đoạn trích: Miêu tả một cách tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của nhân vật, ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh ấn tượng, độc đáo và giọng điệu trữ tình, trong sáng.
- Đoạn trích ngắn gọn nhưng đã để lại trong lòng người đọc biết bao nỗi niềm bồi hồi, xúc động khi nhớ về ngày tựu trường đầu tiên của mình
Bài tiếp: Trong lòng mẹ (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)