Trang chủ > Lớp 8 > Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8 > Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)

Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)

- Tản Đà sinh năm 1889, mất năm 1939, tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu

- Quê quán: làng Khê Thượng - huyện Bất Bạt - tỉnh Sơn Tây (nay là địa phận huyện Ba Vì, Hà Nội)

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Tản Đà xuất thân là một nhà nho

+ Vì đã vài lần đi thi không đỗ nên ông đã chuyển sang lĩnh vực sáng tác văn chương quốc ngữ và trở nên nổi tiếng, đặc biệt là trong thời kì những năm 20 của thế kỉ XX.

+ Ngoài sáng tác thơ Tản Đà còn nổi tiếng với một số tác phẩm văn xuôi, tùy bút, tản văn, tự truyện…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Thề non nước, Giấc mộng con, Khối tình con…

- Phong cách sáng tác:

+ Thơ Tản Đà tràn đầy cảm xúc lãng mạn và cũng vô cùng thấm đẫm bản sắc dân tộc. Thơ Tản Đà có những tìm tòi và sáng tạo vô cùng mới mẻ và độc đáo. Thơ Tản Đà như một gạch nối giữa thơ hiện đại Việt Nam và thơ cổ điển.

II. Đôi nét về tác phẩm Muốn làm thằng Cuội

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ "Muốn làm thăng Cuội" được in trong tập thơ “Khối tình con I” (xuất bản vào năm 1917)

2. Bố cục

- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng có nhiều sự mới mẻ và sáng tạo riêng

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ chính là tâm sự của một con người có tâm trạng bất hòa sâu sắc với thực tại tù túng, tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.

4. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ có nhiều sự mới mẻ, sáng tạo trong hình thức với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển. Giọng thơ đầy hóm hỉnh, phóng túng đan xen với một chút ngông. Ngôn ngữ thơ hết sức bình dị, trong sáng mà tự nhiên và có dùng nhiều khẩu ngữ

III. Dàn ý phân tích bài thơ Muốn làm thằng Cuội

I. Mở bài

- Khái quát về nhà thơ Tản Đà: Một tác giả như một dấu gạch nối giao thời giữa thơ Mới và thơ cổ điển.

- Giới thiệu chung về tác phẩm thơ "Muốn làm thằng Cuội": bài thơ chính là nỗi niềm tâm sự của tác giả về thực tại

II. Thân bài

1.2 câu đầu

- “Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! ”: lời cảm thán gợi ra không gian: Đêm thu, trăng sáng

- Nhà thơ đã trực tiếp thể hiện những suy tư của bản thân về cảnh trần thế: “buồn lắm”, “Trần thế em nay chán nửa rồi”: Lí do là vì cõi trần thế nhiều bon chen, nhiều điều bất công, đất nước đang phải chịu cảnh mất tự do, phải làm thân phận nô lệ.

- “Chán nửa”: trong sâu thẳm vẫn có tình yêu cuộc sống mãnh liệt

- Xưng hô: chị- em (nhún nhường nhưng cũng bất trị- ngông)

⇒ Thể hiện trực tiếp, giọng thơ cũng giống như lời than thở nhấn mạnh vào tâm trạng buồn sầu da diết, không nguôi, niềm bất hoà sâu sắc đối với thực tại tầm thường.

2.4 câu giữa

- Thể hiện mong muốn thoát li khỏi trần thế để lên cung Quế (cung trăng) - nơi thanh cao, đẹp đẽ và trong sáng - được bầu bạn với chị Hằng - người đẹp.

⇒ Ước muốn rất ngông

- Niềm mong muốn được thả hồn cùng mây gió, vui trong cảnh bầu bạn.

⇒ Đó chỉ là niềm vui nhạt, vui gượng vì nó chỉ có trong mộng tưởng.

3.2 câu kết

- Cảnh: thi sĩ mãi mãi được ở trên cung trăng bầu bạn cùng chị Hằng, đêm rằm trung thu tháng 8 thi sĩ kề vai chị Hằng mà nhìn xuống thế gian cười

⇒ Hình ảnh đầy bất ngờ, thi vị bộc lộ cao độ hồn thơ ngông của Tản Đà.

- Thi sĩ cảm thấy thoả mãn vì đã đạt được khát vọng, xa lánh, thoát li khỏi cõi trần bụi bặm

- “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”: sự mỉa mai và khinh bỉ cõi trần gian

⇒ Khao khát xã hội có sự đổi thay theo hướng tốt đẹp, thoả mãn nhu cầu sống của cá nhân.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Với lời lẽ trong sáng, giản dị, giọng điệu nhẹ nhàng và hóm hỉnh, sức tưởng tượng phong phú, bài thơ chính là lời tâm sự của một con người đang có tâm trạng bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường mà xấu xa

- Liên hệ trình bày suy nghĩ của bản thân