Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)
I. Vài nét về tác giả Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai
- Quê quán: làng Nhị Khê - huyện Thường Phúc nay là địa phận huyện Thường Tín, Hà Nội
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Ông là một nhà thơ, nhà chính trị dưới thời nhà Lê sơ và nhà Hồ Việt Nam
+ Nguyễn Trãi đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đã trở thành cánh tay đắc lực của chủ tướng Lê Lợi. Ông có công lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc trong thế kỉ XV
+ Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, ông đã để lại cho đời sau một di sản khổng lồ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự nghiệp văn chương.
+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Ức Trai thi tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập...
- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang đậm tư tưởng và tinh thần yêu nước, bộc lộ những triết lí sâu sắc, tinh tế, lãng mạn, thanh khiết và sáng tạo.
II. Vài nét về bài thơ Nước Đại Việt ta
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Đầu năm 1428, sau khi quân ta giành chiến thắng, Nguyễn Trãi đã nhận lệnh của vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để thông cáo đến toàn dân về sự kiện có ý nghĩa lớn lao này.
2. Thể loại: Cáo
3. Bố cục
- Chia thành 3 phần:
+ Phần 1: 2 câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa
+ Phần 2: 8 câu tiếp theo: Chân lí về sự tồn tại độc lập của một dân tộc
+ Phần 3: 6 câu cuối: Chứng minh cho sức mạnh nhân nghĩa của đất nước
4. Giá trị nội dung
- Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" có ý nghĩa giống như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là một đất nước đã có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ và chủ quyền riêng, có phong tục tạp quán riêng, có truyền thống lịch sử…bất kì hành động xâm lược trái với đạo lí nào của quân xâm lược thì đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại
5. Giá trị nghệ thuật
- Áng văn chính luận với hệ thống lập luận chặt chẽ
- Chứng cứ hùng hồn và có sức thuyết phục cao
- Lời thơ đanh thép bộc lộ ý chí của dân tộc
- Lời văn biền ngẫu nhịp nhàng
III. Dàn ý phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta
I/ Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trãi- là một vị chủ tướng có tài của dân tộc, ngoài ra còn là một nhà thơ và là một nhà chính trị có tình yêu nước nồng nàn
- Bài “Nước Đại Việt ta” – một bản tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc và nêu rõ rằng nước Đại Việt hoàn toàn tự chủ, độc lập và tự cường
II/ Thân bài
1. Đề cao tư tưởng nhân nghĩa
- “Yên dân”- làm cho toàn dân trăm họ được hưởng thái bình, hạnh phúc
- “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực bạo ngược để giữ yên bờ cõi, đảm bảo cuộc sống yên bình cho nhân dân
⇒ Nhân nghĩa là lo cho cuộc sống của dân, vì dân, là yêu nước, chống quân xâm lược chính là ngăn chặn mọi thế lực có thể làm gây hại đến nhân dân, cho nhân dân hưởng cuộc sống thái bình hạnh phúc
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền
Lời thơ đã khẳng định một cách chắc nịch chân lí về sự độc lập của dân tộc bằng việc chứng minh đất nước ta là một đất nước có:
- Có nền văn hiến lâu đời
- Có lãnh thổ riêng
- Có phong tục tập quán riêng
- Có lịch sử riêng
- Có chế độ và chủ quyền riêng
⇒ Chứng cứ hùng hồn có sức thuyết phục cao, lời thơ đanh thép bộc lộ ý chí của dân tộc, lời văn biền ngẫu nhịp nhàng => khẳng định nước Đại Việt là một quốc gia có chủ quyền độc lập, là một nước tự lực tự cường và có thể vượt những thử thách để đi tới độc lập.
3. Sức mạnh của nhân nghĩa và sức mạnh của độc lập dân tộc
- Sức mạnh khiến kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh đó đập tan mọi khó khăn và thử thách
⇒ Đó là hậu qủa của kẻ thù xâm lược phi nghĩa làm trái với mệnh trời, những kẻ dám làm tổn hại đến nhân dân, đến dân tộc ta chắc chắn sẽ không có kết cục tốt đẹp.
III/ Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung và gia trị nghệ thuật của văn bản: Bài Cáo của tác giả Nguyễn Trãi như một bản tuyên ngôn độc lập đã khẳng định một cách rõ ràng chủ quyền dân tộc.
- Liên hệ bản thân: Cần cố gắng giữ gìn và bảo vệ đất nước, cô gắng khẳng định vị thế của đất nước trên đấu trường quốc tế với bạn bè năm châu.
Bài trước: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8) Bài tiếp: Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)