Trang chủ > Lớp 8 > Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8 > Cô bé bán diêm (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)

Cô bé bán diêm (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)

- An- đéc- xen sinh năm 1805, mất năm 1875, tên đầy đủ là Christian Andersen

- Quê quán: người Đan Mạch

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học:

+ Ông là một nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ các câu truyện cổ tích nhưng cũng có nhiều truyện là do ông sáng tác.

+ Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể có nhan đề "Chuyện kể cho trẻ em tại Ý".

+ Từ đó ông đã thường xuyên sáng tác các câu truyện như: Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Nàng tiên cá, Chú vịt con xấu xí…

- Phong cách sáng tác:

+ Phong cách giản dị kết hợp giữa mộng tưởng và hiện thực, các câu truyện ông viết hầu hết là viết cho trẻ em.

II. Đôi nét về tác phẩm Cô bé bán diêm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản được sáng tác vào năm 1845, khi tên tuổi của ông đã nổi tiếng toàn thế giới với trên 20 năm cầm bút

2. Bố cục

- Đoạn 1: (Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa lãnh lẽo và mưa rét

- Đoạn 2: (tiếp theo đến “họ đã về chầu Thượng Đế”): Những lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực

- Đoạn 3: Còn lại: Cái chết đầy thương tâm của cô bé bán diêm

3. Giá trị nội dung

- Thông qua câu truyện nhà văn đã nhắn nhủ đến người đọc một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của những đứa trẻ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai tốt đẹp, tràn đầy hạnh phúc cho trẻ em.

4. Giá trị nghệ thuật

- Với cách kể chuyện chân thực, hấp dẫn, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp nghệ thuạt tương phản với mục đích tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng trong em luôn rực cháy khát vọng có được cuộc sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Cô bé bán diêm

I. Mở bài

- Nêu một vài nét về nhà văn An- đéc- xen: là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ các truyện cổ tích nhưng cũng có nhiều truyện là của ông tự sáng tác.

- Một vài nét về tác phẩm: là một trong những câu truyện nổi tiếng nhất của An- đéc- xen viết về đề tài thiếu nhi, được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của ông lừng danh thế giới với trên 20 năm sáng tác.

II. Thân bài

1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa mưa rét

- Mẹ mất, bà nội là người em yêu quý nhất cũng qua đời nên em phải sống với bố

- Nhà em rất nghèo, em phải sống chui rúc trên một góc tối tăm trên gác sát mái nhà

- Bố em là người khó tính, em luôn phải nghe những lời chửi rủa, mắng nhiếc và phải đi bán diêm để kiếm sống

⇒ Em có hoàn cảnh rất nghèo khổ, đáng thương, đói rét và cô đơn

- Thời gian bán diêm: Đêm giao thừa mưa rét

- Không gian: Nơi đường phố lạnh lẽo, tuyết phủ đầy đường

+ Trời mưa rét, tuyết rơi, giá lạnh thấu xương thấu thịt nhưng em chỉ mặc quần áp phong phanh với đôi chân trần và đầu trần

+ Những ngôi nhà xinh xắn có cây thường xuân bao quanh trên các tuyến phố còn nhà em thì trong một góc tối tăm

⇒ Các hình ảnh tương phản đã làm nổi bật lên sự nghèo khổ, cuộc sống thiếu thốn của cô bé cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Qua đó làm lay động sự cảm thương nơi người đọc

2. Các lần quẹt diêm, thực tại và mộng tưởng

- Cô bé bán diêm có 5 lần quẹt diêm, trong đó có 4 lần quẹt 1 que và lần cuối cùng là quẹt hết số diêm còn lại.

- Thực tế của cô bé ở trong hoàn cảnh đau khổ nhưnglại mộng tưởng những điều vô cùng tươi đẹp

+ Lần quẹt diêm thứ nhất: Em mộng tưởng ra ngôi nhà xinh đẹp có lò sưởi ấm áp ⇒ thể hiện mong ước có được sưởi ấm

+ Lần quẹt diêm thứ 2: Em mộng tưởng một căn phòng với bàn ăn thịnh soạn, có ngỗng quay ⇒ mong ước được ăn ngon và sống trong ngôi nhà thân thuộc với đầy đủ mọi thứ

+ Lần quẹt diêm thứ 3: Em mộng tưởng thấy cây thông Nô-en và những ngọn nến sáng lung linh⇒ Mong ước được đón giao thừa trong ngôi nhà của mình

+ Lần quẹt diêm thứ 4: Em nhìn thấy bà nội đang mỉm cười với em ⇒ mong được ở mãi bên bà

+ Lần quẹt diêm thứ 5: Em quẹt hết số que diêm còn lại vì em mong muốn níu giữ bà nội lại, bà cầm tay em rồi 2 bà cháu bay lên trời về chầu thượng đế

⇒ Thực tại và mộng tưởng đan xen nối tiếp nhau lặp lại và có các biến đổi biểu thị sự mong ước nhưng vô vọng của cô bé. Nhưng ngay cả cái chết của cô bé cũng được miêu tả một cách thật bay bổng và nhân văn

3. Cái chết đầy thương tâm của cô bé bán diêm

- Cô bé chết ngay trên đường phố, mọi người qua lại nhưng không một ai giúp đỡ em

⇒ Một xã hội vô cảm, lạnh lùng, thơ ơ với nỗi bât hạnh của những người nghèo đói

⇒ Tác giả đã ưu ái dành cho em tất cả niềm cảm thương sâu sắc, đã thể hiện tính nhân văn của tác phẩm.

III. Kết bài

- Khái quát lại những nét nghệ thuật và nội dung: Bằng ngòi bút đẫm chất hiện thực và nhân văn tác giả đã đưa người đọc đến sự rung cảm nhất định là niềm cảm thông trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm cũng như thấy được sự thờ ơ, ghẻ lạnh của xã hội trước những con người có hoàn cảnh khó khăn.

- Lời khuyên của bản thân: Mỗi chúng ta cần phải sống một cách rộng lượng, biết thương yêu và san sẻ, biết giúp đỡ người khác để thúc đẩy xã hội ngày càng tươi đẹp.