Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)
I. Đôi nét về tác giả Trần Tuấn Khải
- Nguyễn Tuấn Khải sinh năm 1895, mất năm 1983, bút hiệu là Á Nam
- Quê quán: làng Quang Xán - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Nguyễn Tuấn Khải là một nhà yêu nước
+ Ông thường mượn các đề tài lịch sử, hoặc các biểu tượng nghệ thuật để thể hiện nỗi đau mất nước, nỗi căm thù quân giặc thêm vào đó là bày tỏ lòng khát khao độc lập, tự do, khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào.
Một số tác phẩm tiêu biểu: Với sơn hà I, II; Bút quan hoài I, II…
- Phong cách sáng tác:
+ Thơ ông sớm nổi tiếng, nhất là những bài hát phỏng theo các làn điệu dân ca và một số bài thơ theo thể loại cổ truyền của dân tộc như song thất lục bát, lục bát…
II. Đôi nét về tác phẩm Hai chữ nước nhà
1. Hoàn cảnh sáng tác
- “Hai chữ nước nhà” là bài thơ đầu tiên nằm trong tập "Bút quan hoài" của Trần Tuấn Khải
2. Bố cục chia thành 3 phần
- Phần 1 - 8 câu đầu: Tâm trạng của người cha trong hoàn cảnh chia li
- Phần 2 - 20 câu tiếp: Hiện thực đau đớn của đất nước và nỗi niềm tâm trạng của người ra đi
- Phần 3 - 8 câu cuối: Lời cha nhắn nhủ sự nghiệp cứu nước cho con
3. Giá trị nội dung
- Qua đoạn trích "Hai chữ nước nhà" tác giả đã thông qua một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc bạch tình cảm mãnh liệt của mình đối với đất nước, đồng thời khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào dân tộc.
4. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ sử dụng thể thơ song thất lục bát một cách hiệu quả. Giọng điệu thơ da diết thông thiết và có sức gợi cảm vô cùng mạnh mẽ.
III. Dàn ý phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà
I. Mở bài
- Đôi nét về tác giả Trần Tuấn Khải: Một tác giả với sự nghiệp thơ ca chiếm phần nhiều, đó là nhà thơ thường mượn thơ ca để gửi gắm tình cảm thiêng liêng và rộng lớn- tình yêu quê hương, đất nước
- Vài nét về tác phẩm “ Hai chữ nước nhà”: Mượn câu chuyện về 2 cha con Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ mong muốn khích lệ tinh thần yêu nước thiết tha trong mỗi con người
II. Thân bài
1. Tâm trạng của người cha khi phải từ biệt con trai
- Từ ngữ hình ảnh ước lệ: mây sầu ảm đạm; gió thảm đìu hiu; hổ thét chim kêu ⇒ Gợi ra một cuộc chia li tại biên giới- là nơi tận cùng của Tổ quốc.
⇒ Hoàn cảnh éo le, đau đớn: cha bị bắt và bị áp giải sang Trung Quốc không biết có ngày trở về- cảnh nước mất nhà tan, cha con li biệt.
- Các hình ảnh: “hồn nước”, ” tầm tã châu rơi”, “hạt máu nóng”: Tận cùng của sự đau đớn, tận cùng xót xa.
- Khuyên con trở lại để đảm nhận trọng trách trả thù nước đền nợ nhà.
⇒ Lời khuyên có ý nghĩa như một lời trăng trối. Nó xúc động, thiêng liêng và có sức truyền cảm mãnh liệt khiến người đọc phải khắc cốt ghi xương.
2. Tình đất nước và nỗi lòng của người ra đi
- Hình ảnh ước lệ tượng trưng: 4 phương máu lửa; xương rừng máu sông; thành tung quách vỡ; bỏ vợ lìa con: Hiện lên tình hình đất nước đau thương, tang tóc với mục đích kể tội ác của giặc ngoại xâm
- Hình ảnh ước lệ tượng trưng: giọng lâm li; xé tâm can; ngậm ngùi; thống thiết; khóc than thương tâm; khối uất; vật cơn sầu; càng nói càng đau.
⇒ Nỗi đau đang giày xé trong lòng. Nỗi đau thương khi phải chứng kiến cảnh nước mất nhà tan thiêng liêng, cao cả, vượt lên số phận cá nhân trở thành nôi đau khôn cùng non nước, kinh động đất trời.
⇒ Đó còn là tâm trạng của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV, vừa là tâm trạng của tác giả và nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX.
3. Lời trao gửi sau cùng của người cha cho con
- Hình ảnh người cha: “Thân tàn”, “tuổi già sức yếu”, “sa cơ”, “đành bó tay” ⇒ Khích lệ ý chí gánh vác giang sơn sau này của con.
- Nhấn mạnh nhiệm vụ mà người con phải gánh vác đó là non sông đất nước là nhiệm vụ trọng đại, thiêng liêng, khó khăn vô cùng.
- Hoàn toàn tin tưởng và đặt niềm tin vào con trai sẽ thay mình rửa mối nhục cho nước nhà, cho đất nước ⇒ Tinh thần, ý chí và lòng yêu nước
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đã tạo nên thành công của tác phẩm
- Liên hệ trình bày tinh thần yêu quê hương, đất nước của bản thân
Bài trước: Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8) Bài tiếp: Nhớ rừng (Thế Lữ) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)