Hai cây phong (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)
- Ai-ma-tốp sinh năm 1928, mất năm 200, tên thật là Chyngyz Torekulovich Aytmatov
- Quê quán: Là một nhà văn Cư-rơ-gư-stan- một nước cộng hòa thuộc vùng Trung Á, thuộc Liên Xô cũ
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học:
+ Ông rất nổi tiếng với nhiều sáng tác về quê hương ông
+ Ông bắt đầu sự nghiệp văn chương từ năm 1952
+ Tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của ông là tập truyện "Núi đồi và thảo nguyên" đã nhận được giải thưởng Lê-nin về văn học vào năm 1963
+ Nhiều tác phẩm của ông đã trở nên rất quen thuộc với độc giả Việt Nam như: Cây phong non trùm khăn đỏ, Con tàu trắng, …
- Phong cách sáng tác:
+ Các truyện ngắn của nhà văn Ai-ma-tốp chủ yếu viết về cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng thấm đẫm chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình bạn, tình yêu, tinh thần dũng cảm vượt lên những thử thách hi sinh trong thời chiến tranh
II. Đôi nét về tác phẩm Hai cây phong
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản là phần đầu của truyện "Người thầy đầu tiên", được viết vào năm 1957
2. Bố cục
- Đoạn 1: (Từ đầu đến “ai cũng nhìn rõ”): Giới thiệu về ngôi làng Ku-ku-rêu và 2 cây phong
- Đoạn 2: (tiếp theo đến “thần xanh”): Cảm nhận của nhân vật tôi về 2 cây phong trong trong mỗi dịp về thăm quê
- Đoạn 3: (tiếp theo đến “biêng biếc kia”): 2 cây phong trong kí ức thời thơ ấu của tác giả.
- Đoạn 4: (còn lại): Nhân vật “tôi” nhớ đến người trống 2 cây phong và gắn liền với thầy giáo Đuy-sen
3. Giá trị nội dung
- Đoạn trích đã miêu tả 2 cây phong với ngòi bút sắc bén đậm chất hội họa, thấm đẫm cảm xúc. Qua đó truyền cho người đọc tình yêu quê hương da diết và một niềm xúc động đặc biệt vì 2 cây phong gắn liền với câu chuyện về người thầy- người đã vun đắp những ước mơ cho những thế hệ học trò của mình
4. Giá trị nghệ thuật
- Lựa chọn ngôi kể, người kể đã tạo nên 2 mạch kể lồng ghép vào nhau hết sức độc đáo
- Sự kết hợp giữa biểu cảm, miêu tả với ngòi bút đậm chất hội họa đã truyền sự rung động đến người đọc
- Nghệ thuật nhân hóa với các liên tưởng táo bạo đầy chất thơ đã tạo nên sức hấp đẫn cho văn bản
III. Dàn ý phân tích tác phẩm Hai cây phong
I. Mở bài
- Khái quát về Ai-ma-top: Ông là một nhà văn Cư- rơ-gư-xtan, ông đã nhận được giải thưởng với 3 tác phẩm: Cây phong non trùm khăn đỏ; Người thầy đầu tiên; Mắt lạc đà.
- Văn bản "Hai cây phong" chính là phần đầu của truyện "Người thầy đầu tiên", đây là đoạn trích có nội dung ca ngợi tình cảm thiêng liêng, đó chính là tình yêu quê hương xứ sở, đồng thời cũng là bài ca về người thầy chân chính.
II. Thân bài
1. Hình ảnh 2 cây phong
- 2 cây phong nằm ở trên đồi giống như 2 ngọn hải đăng trên núi
- Ai đến làng cũng đều nhìn thấy 2 cây phong trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra ngôi làng Ku-ku-rêu
⇒ Phép so sánh chỉ giá trị tín nhiệm của 2 cây phong. Khẳng định giá trị không thể thiếu đối với những ai đi xa, bày tỏ niềm tự hào về 2 cây phong
- 2 cây phong đó cũng có tâm hồn riêng, tiếng nói riêng: tiếng rì rào với nhiều cung bậc khác nhau
- 2 cây phong gắn bó, gần gủi với sự sống, với con người: là nơi để bọn trẻ thấy một “ thế giới đẹp đẽ vô ngần của một không gian bao la và đầy ánh sáng”, nhìn ra vẻ đẹp mới và khơi gợi niềm khát khao được khám phá miền đất lạ.
- 2 cây phong chính là nhân chứng cho tình cảm và hành động của thầy giáo Đuy-sen.
- Cảnh trèo lên 2 cây phong đã cho ta thấy đây là nơi hội tụ niềm vui, mở ra chân trời hiểu biết, nơi khắc ghi những biến cố của ngôi làng Ku-ku-rêu
⇒ Bằng cách miêu tả, kể, nhân hóa so sánh đã cho ta thấy sức sống mãnh liệt của 2 cây phong, biểu tượng cho con người thảo nguyên
2. Hình ảnh con người
- Nhân vật “tôi” có tình cảm yêu mến đặc biệt với 2 cây phong
- Có một nỗi nhớ mãnh liệt với 2 cây phong
- Có trí tưởng tượng vô cùng phong phú, tâm hồn nhạy cảm, yêu làng quê, yêu thiên nhiên.
⇒ Con người đã khắc họa lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp và đậm chất hội họa mà xuất phát từ điểm nhìn trên 2 cây phong- là những kỉ niệm thời ấu thơ cho tình yêu yêu quê hương của những đứa trẻ trong làng
- 2 cây phong gắn liền với câu chuyện về thầy Đuyn-sen đã vun trồng những ước mơ và hoài bão cho những người học trò nghèo: Thầy đã trồng hai cây phong này với hi vọng các thế hệ trẻ sẽ được học hành, có khát vọng lớn lao và trở thành những người hữu ích
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung đã tạo nên thành công của đoạn trích: Cách lựa chọn ngôi kể đã tạo nên 2 ai mạch kể lồng ghép vào nhau một cách độc đáo, sự kết hợp giữa biểu cảm, miêu tả với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm tới người đọc, các liên tưởng táo bạo đầy chất thơ
- 2 cây phong chính là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với các kỉ niệm đẹp thời ấu thơ của người họa sĩ làng Ku- ku-rêu.
Bài trước: Chiếc lá cuối cùng (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8) Bài tiếp: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)