Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (Mô-li-e) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)
- Mô-li-e sinh năm 1622, mất năm 1673, tên đầy đủ là Jean-Baptiste Poquelin
- Quê quán: Nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông được biết đến với vai trò là một nhà viết kịch, nhà thơ, người đã sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông cũng chính là bậc thầy của kịch nghệ châu Âu
+ Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên có tên là “Gàn dở”
+ Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng có tên là “Bệnh giả tưởng”
II. Khái quát về tác phẩm Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục là một đoạn trích trong vở kịch 5 hồi "Trưởng giả học làm sang" và là lớp kịch kết thúc hồi II
2. Thể loại: Kịch
3. Giá trị nội dung
- Văn bản đã khắc họa tính cách lố lăng học đòi làm sang của một tên trưởng giả dốt nát, mang đến tiếng cười cho độc giả
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng lời thoại chân thực, sinh động và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch ngày một hấp dẫn hơn, tính cách của nhân vật được khắc họa thành công và rõ nét.
III. Dàn ý phân tích tác phẩm Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục
I/ Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả: Mô-li-e là một nhà viết kịch, nhà thơ và là người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển.
- Đôi nét về tác phẩm: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục là một vở hài kịch có mục đích phê phán, mua vui và tạo tiếng cười sảng khoái cho người đọc và những suy ngẫm đáng quý.
II/ Thân bài
1. Ông Giuốc-đanh học làm sang
- Sinh ra trong một gia đình tư bản giàu có, làm ăn phát đạt ⇒ ông muốn trở thành một người quý tộc
- Vì ngờ nghệch, ngu dốt nên bị những kẻ bịp bợm vào trục lợi, xâu xé
⇒ Bản thân không có khả năng nhưng lại có ước muốn hão huyền
⇒ Ông được khắc họa một cách cụ thể hơn ở 2 tình huống chính là ông nhận bộ lễ phục và thử bộ lễ phục
2. Ông Giuốc- đanh nhận lễ phục
- Hành động: Đặt tên phó may làm những thứ liên quan đến bộ lễ phục quý tộc
- Tỉnh táo nhận ra việc bác phó may ăn bớt vải, lợi dụng kiếm chác nhưng khi nghe phó may bịa ra lí lẽ rằng những người quý tộc thường mặc như vậy ⇒ thuận ý và tin ngay
- Phát hiện ra việc phó may ăn bớt vải của mình nhưng khi nghe phó may khen vải đẹp nên gạn lại một chiếc áo để mặc ⇒ không còn giận nữa
⇒ Tình huống kịch thú vị và đầy bất ngờ ⇒ Chỉ vì rấy muốn được học làm sang nên ngờ nghệch đến mất khôn ⇒ trở thành kẻ nực cười
3. Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
- Những tên thợ phục giúp ông mặc lễ phục, ông đi đi lại lại để khoe cái áo mới, đều bước theo điệu nhạc trông chẳng khác nào tên hề
- Những lời đối thoại của ông Giuốc- đanh với những tay thợ phụ, chúng tâng ông thành “ông lớn”, “cụ lớn” rồi “đức ông” với mục đích moi tiền của ông
- Ông vô cùng thích thú và thấy vui sướng mà không hề tiếc túi tiền của mình để thưởng cho chúng
⇒ Nhân vật ông Giuốc- đanh ngu dốt, mê muội, ngờ nghệch, chỉ vì thói đòi học làm sang nên đã bị những kẻ nịnh hót lợi dụng.
III/ Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Vở hài kịch không chỉ có tính chất giải trí mà thông qua đó còn phê phán những con người đã dốt nát còn muốn học đòi làm sang, mang đến những tiếng cười đáng suy ngẫm.
Bài trước: Đi bộ ngao du (Ru-xô) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)