Trang chủ > Lớp 8 > Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8 > Khi con tú hú (Tố Hữu) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)

Khi con tú hú (Tố Hữu) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)

- Tố Hữu sinh năm 1906, mất năm 2002, tên thật là Nguyễn Kim Thành

- Quê quán: Thừa Thiên Huế

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Ông đã giác ngộ được lí tưởng cách mạng khi còn theo học tại Huế

+ Sau cách mạng tháng 8/1945 ông từng giữ nhiều chức vụ khác nhau trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, về mặt trận Văn hóa nghệ thuật.

+ Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996

- Phong cách sáng tác: Thơ ông có tính chất trữ tình chính trị nhưng cũng có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào

II. Đôi nét về tác phẩm Khi con tu hú

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Sang tác vào tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả đã bị bắt giam

2. Bố cục

- Phần 1: Sáu câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên chuyển sang hè

- Phần 2: Bốn câu cuối: Tâm trạng của người chiến sĩ trong tù

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ bộc lộ niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù đầy

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát được vận dụng uyển chuyển

- Giọng điệu linh hoạt

- Từ ngữ tự nhiên mà gần gũi với đời thường

III. Dàn ý phân tích bài thơ Khi con tu hú

I/ Mở bài

- Giới thiệu vài nét khái quát về nhà thơ Tố Hữu, một nhà thơ dành cả sự nghiệp cho sáng tác và hiến dâng cho Cách mạng

- Nhận định chung về tác phẩm “Khi con tu hú”: “là một khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về bầu trời tự do, về đồng quê với tình yêu và niềm khát khao cháy bỏng” (Sổ tay Ngữ văn 8)

II/ Thân bài

1. Cảnh đất trời vào hè

- Cảnh đất trời chuyển sang hè với nhiều âm thanh:

+ Tiếng chim tu hú

+ Tiếng ve ngân

+ Tiếng sáo diều

⇒ Âm thanh tươi vui, rộn rã

- Bên cạnh đó có rất nhiều màu sắc đẹp

+ Vàng: Bắp, lúa

+ Xanh: Trời

+ Hồng: nắng

⇒ Màu sắc tươi tắn và rực rỡ

- Nhiều hương vị:

+ Vị lúa chín

+ Vị ngọt của trái cây

⇒ Những hương vị tinh khiết và ngọt ngào

- Không gian trời đất cao rộng, cánh diều chao liêng ⇒ Sự khoáng đạt và đầy tự do

⇒ Kết hợp biện pháp tu từ đan xen với những từ láy, tính từ ⇒ bức tranh trong tâm tưởng về một mùa hè tươi đẹp và tràn đầy sức sống của người chiến sĩ trong cảnh tù đày

2. Người tù cách mạng có niềm khao khát tự do, đau khổ vì bị giam cầm

- Từ ngữ mạnh: “ngột”, “chết”, “đạp”, “uất”

- Từ ngữ cảm thán: “thôi”, “ôi”, “làm sao”,

⇒ Nghệ thuật tương phản đã làm nổi bật sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh ngục tù đầy tù túng, người chiến sĩ khát khao tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh ngục tù tù túng.

⇒ Bài thơ kết thúc bằng tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước cho sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh ngục tù sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục thành công để vươn tới bầu trời tự do)

III/ Kết bài

- Khái quát những đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản

- Bài thơ chính là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, đã cho chúng ta hiểu rõ thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng