Trang chủ > Lớp 8 > Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8 > Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)

Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh) (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)

- Phan Châu Trinh sinh năm 1872, mất năm 1926.

- Tự Tử Cán - hiệu Tây Hồ - biệt hiệu Hi Mã

- Quê: phủ Tam Kì (nay là huyện Phú Ninh) - Quảng Nam

- Thời đại: Đất nước có rất nhiều biến động mạnh mẽ, phong trào Cần Vương đã thất bại, các đường lối khủng hoảng

- Cuộc đời:

+ 1901: đỗ Phó bảng, làm quan trong thời gian ngắn ngủi rồi rời khỏi quan trường để đi làm cách mạng với chủ trương bất bạo động

+ 1908, bị bắt tù đày ở Côn Đảo trong khoảng 3 năm

+ 1911, tiếp tục sang Pháp để thực hiện chủ trương nhưng không thành công

+ 1925, về Sài Gòn.

+ 24/3/1926, mất do ốm nặng (ông mất khi con đường giải phóng dân tộc mà ông theo đuổi vẫn còn chưa hoàn thành)

⇒ Phan Chu Trinh là nhà yêu nước và cách mạng lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XX

- Sự nghiệp sáng tác văn chương:

+ Thể loại: sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ ⇒ đa dạng

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925), Đầu Pháp chính phủ thư (1906)…

- Phong cách sáng tác văn học:

+ Nổi tiếng với áng văn chính luận có lập luận đanh thép, đầy tính hùng biện, sáng tác cả thơ…tất cả đều thấm nhuần tư tưởng và tinh thần yêu nước

II. Đôi nét về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác vào khoảng thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam ở nhà tù ở Côn Đảo

2. Bố cục chia thành 2 phần:

- Phần 1: bốn câu thơ đầu: Hình ảnh hiên ngang khí phách của người anh hùng mặc dù trong cảnh tù đày

- Phần 2: bốn câu thơ sau: Ý chí bền bỉ, tinh thần sắt thép, kiên trung và nghị lực phi thường của người anh hùng trong cảnh tù đày.

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của người anh hùng dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề ờn lòng đổi chí

4. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ sử dụng hình ảnh thơ phóng đại, khoa trương, bút pháp lãng mạn. Giọng thơ hào hùng lẫm liệt và giàu sức biểu cảm.

III. Dàn ý phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét tiêu biểu về tác giả Phan Châu Trinh

- Nêu ngắn gọn hoàn cảnh và nội dung sáng tác của bài thơ: sáng tác vào khoảng thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà ngục ở Côn Đảo, biểu thị lí tưởng và ý chí quyết tâm của tác giả

II. Thân bài

1. Bốn câu đầu: Khí phách, uy dũng của người chiến sĩ

- Tư thế: Làm trai đứng giữa đất trời Côn Luân: thế lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, vượt ra khỏi sự tăm tối của hoàn cảnh ngục tù ⇒ Đằng sau 2 chữ “làm trai” là quan niệm nhân sinh chứa đựng tính truyền thống của nho giáo

- “Xách búa đánh tan năm bảy đống- Ra tay đập bể mấy trăm hòn”: Công việc đập đá được thể hiện thông qua nghệ thuật khoa trương

+ “lở núi non”, “năm bảy đồng”, “mấy trăm hòn” và những hành động “xách búa”, “đập bể”: điểm xuất phát để làm nổi bật lớp nghĩa biểu trưng.

+ Người đập đá hiện ra trong khí thế lẫy lừng, kết quả thì phi thường

⇒ Giọng điệu thơ hùng tráng, bút pháp khoa trương, các động từ mạnh, miêu tả- biểu cảm ⇒ Con người không nhỏ bé mà lại có tầm vóc vũ trụ, ngạo nghễ và phi thường

2.4 câu thơ sau: ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ

- Hai câu 5,6: giọng tự bạch: Dưới cái nhìn của tác giả thì “tháng ngày”, “mưa nắng” không hề làm nhụt chí mà ngược lại lại tôi luyện cho họ sành sỏi, dày dặn kinh nghiệm, “bền gan” với lí tưởng

⇒ Nghệ thuật đối: Những khó khăn, thử thách gian nan với sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai của con người ⇒ thể hiện một cách rất rõ nội lực tinh thần của người chiến sĩ

- 2 câu kết lại trở về giọng điệu với khẩu khí ngang tàng: Lấy hình ảnh huyền thoại Nữ Oa vá trời, nhà thơ đã thể hiện chí lớn của người cách mạng.

- Đối với nhà thơ, chuyện ở trong chốn lao tù, chuyện “lỡ bước” cũng chỉ xem là chuyện “con con”

⇒ Câu cảm thán, nghệ thuật đối ⇒ Con người có bản lĩnh, xem thường cảnh tù đày gian khổ, có niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước và cứu nước của mình

III. Kết bài

- Khái quát những nét tiêu biểu về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

- Qua bài thơ, chúng ta lại càng thêm trân trọng khí phách hiên ngang của một người chí sĩ yêu nước