Đánh nhau với cối xay gió (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)
- Xéc- van- tét sinh năm 1547, mất năm 1616, tên đầy đủ là Miguel de Cervantes Saavedra
- Quê quán: là một nhà văn người Tây Ban Nha
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học:
+ Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc nhỏ và sa sút
+ Năm 22 tuổi, ông đến Ý, đúng vào thời kỳ Phục Hưng. Ông làm người hầu cho một Hồng y giáo chủ- đây là lúc ông có cơ hội để đọc sách và học tập.
+ Ông bị bắt giam ở An- giê từ năm 1575-1580 và sống cuộc sống nghèo túng
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Hành trình đến Parnassus, Tiểu thuyết kiểu mẫu, nhưng thành công hơn cả chính là tiểu thuyết hiệp sĩ Đôn-ki-ho-te
II. Đôi nét về tác phẩm "Đánh nhau với cối xay gió"
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản được trích từ chương 8,9 của bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê
2. Bố cục
- Phần 1: (từ đầu đến “bọn khổng lồ”): nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió
- Phần 2: Tiếp theo đến “con Rô-xi-nan-tê cũng bị toạc nửa vai”: Thái độ và hành động của nhân vật trong tác phẩm.
- Phần 3: Còn lại: Quan niệm và cách cư xử của mỗi nhân vật khi bị đau đớn, chung quanh chuyện ăn ngủ.
3. Giá trị nội dung
- Thông qua văn bản tác giả đã chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách đối lập của 2 nhân vật thể hiện khi đối mặt với những chiếc cối xay gió. Sự tương phản giữa nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật văn học bất hủ. Thông qua đó tác giả còn muốn dự báo về sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những nghị lực mới, những tính cách mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.
4. Giá trị nghệ thuật
- Thành công khi xây dựng được hai nhân vật đối lập
- Có giọng điệu phê phán, hài hước
III. Dàn ý phân tích tác phẩm "Đánh nhau với cối xay gió"
I. Mở bài
- Đôi nét về tác phẩm Đôn-ki-ho-te: Một tiểu thuyết hiệp sĩ xuất sắc, tiên phong cho thời đại Phục hưng, thời đại của những con người mới với tính cách mới và chủ nghĩa nhân văn đậm nét
- Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”: Trích từ chương 8,9 tiểu thuyết, khắc họa thành công 2 hình tượng nhân vật đối lập là Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa
II. Thân bài
1. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê
- Xuất thân: Tầng lớp quý tộc nghèo
- Hình dáng: Đôn-ki-hô-tê cao lêu nghêu, gầy gò, cưỡi trên lưng con ngựa gầy còm, ốm yếu
- Mục đích: Trừ gian diệt ác, cứu khốn phò nguy, giúp đỡ người lương thiện
- Việc làm:
+ Phong con ngựa gầy còm là chiến mã, người phụ nữ nông dân làm công nương; bản thân xưng là hiệp sĩ tài ba; dụng cụ đã han gỉ được đánh bóng lại.....
+ Lấy khiên che kín thân thể, tay lăm le ngọn giáo, thúc con Rô-xi-nan-tê xông thẳng tới, đâm mũi giáo vào các cánh quạt... dù lực lượng không cân sức nhưng vẫn muốn một mình đương đầu không sợ hiểm nguy, không màng đến sự nguy hiểm của tính mạng.
⇒ Nghĩ những chiếc cối xay gió ở giữa cánh đồng là những người khổng lồ nên xông vào đánh => Đôn-ki-hô-tê có những hành động và suy nghĩ nực cười, hoang tưởng và mê muội vì đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ
- Kết quả: cả người lẫn ngựa đều bị thương. Khi bị thương nhưng không kêu la, coi khinh cái tầm thường, không lấy việc ăn uống tầm thường làm điều thích thú
- Trong tình yêu vô cùng thủy chung, say đắm, luôn nhớ về nàng Đuyn-xi-nê-a. Đôn-ki-hô-tê cólí tưởng sống cao đẹp và khát vọng dũng cảm nhưng lại rất hoang tưởng
2. Giám mã Xan-chô-pan-xa
- Xuất thân: Có xuất thân là một người nông dân
- Hình dáng: Người béo lùn, cưỡi một con lừa thấp và lùn
- Mục đích: Nhận làm giám mã với hi vọng có ngày được làm đốc cai trị vài hòn đảo
- Việc làm:
+ Luôn mang theo bầu rượu và túi có 2 ngăn đựng nhiều đồ ăn
⇒ Là người nông dân ưa danh vọng hão huyền
+ Xan- chô-pan-xa đã ngăn cản Đôn-ki-hô-tê khi biết chủ có ý định đánh nhau với cối xay gió
- Tính cách:
+ Hơi đau chút xíu là rên rỉ
+ Vô cùng quan tâm đến các nhu cầu vật chất hằng ngày như việc ăn, việc ngủ
+ Tính tốt: luôn tỉnh táo và thực tế
+ Tính xấu: hèn nhát, sợ hãi và thực dụng
III. Kết bài
- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật: Xây dựng nhân vật vừa so sánh vừa đối lập nhau để làm nổi bật tính cách riêng của mỗi nhân vật.
- Trình bày ý nghĩa văn bản: Thông qua câu chuyện về sự thất bại của Đôn – ki- hô-tê khi giao chiến với cối xay gió, nhà văn đã chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền; phê phán thói cơ hội, thực dụng thiển cận của con người trong xã hội cũ.
- Bài học: Con người muốn tốt đẹp thì không nên sống hoang tưởng, thực dụng mà cần phải tỉnh táo và cao thượng
Bài trước: Cô bé bán diêm (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8) Bài tiếp: Chiếc lá cuối cùng (Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8)