Bài 6: Quan sát tế bào thực vật (trang 22 sgk Sinh học 6)
Bài 1 (trang 22 sgk Sinh học 6): So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thịt quả cà chua chín và tế bào biểu bì vảy hành
Lời giải:
- Giống nhau:
+ Đều là tế bào của thực vật.
- Khác nhau:
+ Tế bào biểu bì vảy hành: hình đa giác màu trắng xếp xít nhau.
+ Tế bào thịt quả cà chua chín: tế bào hơi tròn, có màu hồng nhạt và xếp rời rạc.
Bài 2 (trang 22 sgk Sinh học 6): Nhắc lại các bước tiến hành làm tiêu bản hiển vi tế bào thực vật.
Lời giải:
+ Các bước thực hành tiêu bản hiển vi tế bào vảy hành:
- B1: Tách vảy hành sau đó rạch một ô vuông có kích thước 1/3 ×1/3 (cm) ở phía trong vảy hành, dùng kim mũi mác nhẹ nhàng lột ô vuông bỏ vào đĩa đồng hồ có chứa nước.
- B2: Nhỏ một giọt nước vào lam kính sạch, đặt mặt ngoài của vảy hành vừa lấy được vào mặt bản kính, lấy lá kính (lamen) đặt lên (để lamen và lam kính hợp với nhau tại vị trí tiêu bản 1 góc bằng 45o, thả từ từ để hạn chế bọt khí bên trong tiêu bản), thấm nước thừa.
- B3: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính; điều chỉnh ốc nhỏ, ốc to, ốc vi chỉnh để làm sao quan sát rõ nét tiêu bản dưới kính hiển vi.
- B4: Quan sát tiêu bản, chụp ảnh và vẽ hình.
+ Các bước thực hiện tiêu bản thịt quả cà chua:
- B1: Cắt đôi quả cà chua ra, dùng kim mũi mác gạt lấy 1 lớp thật mỏng thịt quả
- B2: Nhỏ 1 giọt nước lên lam kính sạch, đưa đầu của kim mũi mác vào giọt nước để những tế bào tan ra, lấy lamen đặt lên (để lamen với lam kính hợp lại tại vị trí tiêu bản một góc bằng 45o, thả từ từ để hạn chế bọt khí bên trong tiêu bản), thấm nước thừa.
- B3: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính; điều chỉnh ốc nhỏ, ốc to và ốc vi chỉnh làm sao để quan sát rõ nét tiêu bản dưới kính hiển vi.
- B4: Quan sát tiêu bản, chụp ảnh và vẽ hình.
A. Lý thuyết & Nội dung bài học
1. Yêu cầu
- Biết làm tiêu bản kính hiển vi tạm thời tế bào thực vật.
- Biết dùng kính hiển vi.
- Tập vẽ hình đã quan sát qua kính hiển vi.
2. Nội dung quan sát- Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín, tế bào vảy hành.
3. Chuẩn bị dụng cụ- Kính hiển vi
- lá kính, bản kính
- Ống nhỏ giọt, lọ đựng nước cất
- Giấy hút nước
- Kim mũi mác, kim nhọn
- Vật mẫu: cà chua chín, củ hành
4. Tiến hành- Quan sát tế bào vảy hành:
• Bóc vảy hành, dùng kim mũi mác để rạch một ô vảy (0,3 x 0,3 cm) sau đó cho vào đĩa đồng hồ (có nước cất).
• Nhỏ nước lên bản kính =>. đặt vảy hành lên => đậy lá kính và sử dụng giấy hút nước
• Cố định tiêu bản trên bàn kính
• Quan sát trên kính hiển vi và vẽ lại hình tế bào.
- Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín
• Cắt đôi quả cà chua rồi dùng kim mũi mác cạo một ít thịt quả
• Cho tế bào vào bản kính đã nhỏ nước => đậy lá kính
• Quan sát dưới kính hiển vi và vẽ hình tế bào.
Bài trước: Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng (trang 19 sgk Sinh học 6) Bài tiếp: Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật (trang 25 sgk Sinh học 6)