Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Sinh học 6 > Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng (trang 19 sgk Sinh học 6)

Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng (trang 19 sgk Sinh học 6)

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 5 trang 18: Quan sát kính hiển vi và hình H. 5.3 để nhận biết những bộ phận của kính.

- Gọi tên và nêu các chức năng của từng bộ phận của kính hiển vi

- Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trong nhất? Tại sao?

Lời giải:

- Các bộ phận của kính hiển vi gồm có:

1. Thị kính: (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại là X 20 (gấp 20 lần), X 10 (gấp 10 lần).

2. Đĩa quay gắn với các vật kính: chọn được vật kính phù hợp với các mức phóng đại mà người sử dụng kính muốn.

3. Vật kính: tạo ra ảnh ảo cho phép phóng đại vật với độ phóng cao.

4. Bàn kính: quá trình tạo ảnh cho phép điều chỉnh độ cao của mẫu vật để lấy nét.

5. Gương phản chiếu ánh sáng: phản chiếu ánh sáng để chiếu sáng mẫu vật cần quan sát.

6. Chân kính: giữ vững cho kính.

7. Ốc nhỏ.

8. Ốc to.

- Bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi là vật kính vì đây là bộ phận có chức năng tạo ra ảnh của vật với độ phóng đại cao giúp người quan sát rõ vật.

Bài 1 (trang 19 sgk Sinh học 6): Chỉ trên kính (hoặc tranh vẽ) những bộ phận của kính hiển vi và nêu chức năng của mỗi bộ phận

Lời giải:

Giải bài 1 trang 19 sgk Sinh 6 | Để học tốt Sinh 6

Những bộ phận của kính hiển vi gồm có:

1. Thị kính: có chức năng hội tụ hình ảnh của mẫu vật lên võng mạc của mắt.

2. Đĩa quay: gắn các vật của kính

3. Vật kính (4x, 10x, 40x, …): tăng kích cỡ hình ảnh của mẫu vật (lên 4 lần, 10 lần, 40 lần, …).

4. Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.

5. Gương phản chiếu ánh sáng/ đèn: tập trung chiếu sáng vào vật mẫu.

6. Chân đế: đỡ toàn bộ các phần của kính

7. Ốc to: điều chỉnh khoảng cách từ mẫu đến vật kính.

8. Ốc nhỏ: làm rõ và lấy nét hình ảnh của mẫu.

9. Ốc chỉnh sáng: điều chỉnh tăng hoặc giảm độ sáng của đèn.

10. Vi chỉnh: dịch chuyển mẫu theo chiều ngang (sang phải, sang trái) trên bàn kính.

Bài 2 (trang 19 sgk Sinh học 6):Trình bày các bước để sử dụng kính hiển vi

Lời giải:

Sử dụng kính hiển vi gồm các bước:

- Kiểm tra gương phản chiếu/ nguồn điện: đảm bảo kính hoạt động được.

- Điều chỉnh ánh sáng bằng đèn hoặc gương phản chiếu và nút điều chỉnh độ sáng của đèn. Nếu sử dụng loại kính hiển vi có gương phản chiếu ánh sáng thì không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp vào gương như vậy sẽ làm hỏng mắt.

- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở vị trí trung tâm, sử dụng kẹp giữ tiêu bản.

- Xoay đĩa quay đến vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất với mục đích để xác định vị trí mẫu vật.

- Mắt nhìn vào vật kính từ 1 phía của kính hiển vi, tay phải vặn ốc to một cách từ từ theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho tới khi vật kính gần sát lá kính (lamen) của tiêu bản.

- Đặt mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược kim đồng hồ (vặn lên) cho tới khi nhìn thấy vật cần quan sát.

- Tay phải từ từ xoay nhẹ để điều chỉnh ốc nhỏ để mắt có thể quan sát thấy vật mẫu rõ nhất.

A. Lý thuyết & Nội dung bài học 1. Kính lúp và cách sử dụng

Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng ảnh 1

Cấu tạo:

- Tay cầm bằng kim loại hoặc bằng nhựa.

- Tấm kính dày, trong, 2 mặt lồi có khung kim loại.

→ có khả năng phóng ảnh của vật từ 3 đến 20 lần.

Cách sử dụng:

- Để mặt kính sát với vật mẫu.

- Từ từ đưa kính lên sao cho đến khi có thể nhìn rõ vật.

2. Kính hiển vi và cách sử dụng
Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng ảnh 2

Cấu tạo:

- Chân kính.

- Thân kính: ống kính (thị kính, đĩa quay gắn với vật kính, vật kính), ốc điều chỉnh (ốc to, ốc nhỏ).

- Bàn kính.

Cách sử dụng:

- Điều chỉnh gương phản chiếu ánh sáng để được ánh sáng vừa đủ

- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

- Dùng ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.