Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Sinh học 6 > Bài 40: Hạt trần - Cây thông (trang 134 sgk Sinh học 6)

Bài 40: Hạt trần - Cây thông (trang 134 sgk Sinh học 6)

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 40 trang 132: Quan sát và ghi lại các đặc điểm của lá, cành thông

Lời giải:

- Cành thông mang hai lá

- Lá thông hình kim, nhỏ dài

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 40 trang 132: - Hãy quan sát và ghi lại cấu tạo của các nón đó, đối chiếu với các hình vẽ.

- Sau khi quan sát nón thông hãy dùng bảng sau đây để so sánh cấu tạo của hoa và nón, điền dấu + (có) hay – (không) vào những vị trí thích hợp.

- Từ bảng trên đã cho biết: Có thể xem nón như 1 hoa được không?

- Quan sát 1 nón đã phát triển:

Tìm các hạt, hạt có đặc điểm gì? vị trí của nó? Hãy so sánh nón đã phát triển với 1 quả của cây có hoa (quả bưởi) và tìm ra các điểm khác nhau cơ bản.

Từ các điều trên, ta có thể giải đáp được câu hỏi ở phần đầu của bài.

Lời giải:

- Cấu tạo nón đực: Nhỏ, có màu vàng, mọc thành từng cụm

- Cấu tạo nón cái: lớn hơn nón đực và mọc riêng lẻ từng chiếc.

Đặc điểm cấu tạoLá đàiCánh hoaNhịNhụy
Chỉ nhịBao hay túi phấnĐầuVòiBầuVị trí của noãn
Hoa+++++++Trong bầu nhụy
Nón---+---Ở vảy

- 1 nón không có đầy đủ các bộ phận giống như một hoa nên không thể xem nón là 1 hoa được.

- Hạt nhỏ, dẹt, hạt có cánh. Hạt nằm ở trên vảy.

- Điểm khác nhau cơ bản giữa quả của cây có hoa và nón đã phát triển là về vị trí của hạt, ở quả của cây có hoa thì hạt nằm trong quả, còn ở nón đã phát triển thì hạt nằm ở lá noãn (vảy).

- Như vậy thông chưa có hoa và quả thật.

Bài 1 (trang 134 sgk Sinh học 6): Cơ quan sinh sản của cây thông là gì? Có cấu tạo ra sao?

Lời giải:

+ Cơ quan sinh sản của thông là nón cái và nón đực.

+ Cấu tạo:

- Nón đực:

• Nhỏ, có màu vàng mọc thành từng cụm ở đầu cành.

• Cấu tạo: một trục lớn nằm chính giữa và xung quanh trục là nhiều vảy (nhị) mang túi phấn, trong túi phấn có chứa hạt phấn.

- Nón cái:

• Lớn hơn nón đực và mọc riêng lẻ thành từng chiếc.

• Cấu tạo: một trục lớn ở giữa, xung quanh trục là nhiều vảy (lá noãn) chứa noãn.

Bài 2 (trang 134 sgk Sinh học 6): So sánh đặc điểm sinh sản và cấu tạo của cây thông và cây dương xỉ.

Lời giải:

Giống nhau:

- Cấu tạo: Cơ thể gồm thân rễ, lá thật

- Sinh sản: Đã có cơ quan sinh sản

Cây thôngCây dương xỉ
Cấu tạo

- Là loại cây thân gỗ lớn

- Thân cây phân cành, nhiều cành mang các lá

- Là loại cây thân rễ, có thân bò ngang trên đất

- Từ thân mọc ra nhiều lá dạng như hình lông chim

Sinh sản

- Cơ quan sinh sản là nón.

- Nón đực có chứa hạt phấn, còn nón cái chứa noãn

- Sau khi noãn và hạt phấn thụ tinh sẽ phát triển thành cây con

- Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở mặt dưới lá. Bào tử sau khi phát tán sẽ nảy mầm thành nguyên tản

- Sau khi nguyên tản nảy mầm thì sẽ hình thành túi trứng (chứa trứng) và túi tinh (có chứa tinh trùng)

- Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử và phát trỉnh thành cây con


A. Lý thuyết & Nội dung bài học

1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông

Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông ảnh 1

- Cây thông được trồng ở nhiều nơi và có khi phát triển thành rừng.

- Cây thông thuộc họ Hạt trần.

- Là nhóm thực vật có cấu tạo tương đối phức tạp: thân gỗ và đã có mạch dẫn.

- Thân cành màu nâu và sần sùi.

- Lá hình kim, nhỏ, dài, mọc hai lá trên một cành con ngắn.

2. Cơ quan sinh sản (nón)

- Thông có hai loại nón:

Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông ảnh 2
Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông ảnh 3

+ Nón đực: màu vàng, nhỏ, mọc thành cụm. Vảy chứa túi phấn chứa hạt phấn.

+ Nón cái: lớn, mọc riêng lẻ. Vảy (lá noãn) mang noãn.

3. Giá trị của cây hạt trần

- Cho gỗ tốt và thơm như: pơmu, hoàng đàn, thông, kim giao…

- Trồng làm cảnh vì có dáng đẹp như: bách tán, tuế, thông tre…

Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông ảnh 4