Bài 34: Phát tán của quả và hạt (trang 112 sgk Sinh học 6)
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 34 trang 110: Quan sát các quả và hạt như trong H. 34.1, nhận xét cách phát tán của từng loại quả, hạt sau đó đánh dấu X vào bảng sau đây
Lời giải:
STT | Tên quả hoặc hạt | Cách phát tán của quả và hạt | ||
---|---|---|---|---|
Nhờ gió | Nhờ động vật | Tự phát tán | ||
1 | Quả chò | X | ||
2 | Quả cải | X | ||
3 | Quả bồ công anh | X | ||
4 | Quả ké đầu ngựa | X | ||
5 | Quả chi chi | X | ||
6 | Hạt thông | X | ||
7 | Quả đậu bắp | X | ||
8 | Quả xấu hổ | X | ||
9 | Quả trâm bầu | X | ||
10 | Hạt hoa sữa | X |
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 34 trang 111: - Tìm trong bảng trên các quả và hạt được phát tán nhờ gió và xem lại trong hình vẽ, cho biết các quả và hạt đó có các đặc điểm nào mà gió có thể giúp chúng phát tán đi xa?
- Tìm trong bảng các loại quả và hạt được phát tán nhờ động vật và xem lại trong hình vẽ, cho biết chúng có các đặc điểm nào phù hợp với cách phát tán nhờ động vật?
- Tìm trong bảng các quả và hạt có thể tự phát tán, xem lại trong hình vẽ, cho biết vỏ của các quả này khi chín thường có các đặc điểm gì?
- Con người có giúp cho việc phát tán quả và hạt không? Bằng các cách nào?
Lời giải:
- Đặc điểm của các quả và hạt phát tán nhờ gió là: thường có cánh mỏng, có tấm lông nhẹ để có thể di chuyển dễ dàng nhờ gió như quả bồ công anh hay hạt hoa sữa.
- Quả phát tán nhờ động vật thường có gai móc, cứng để để bám vào cơ thể động vật, ngoài ra chúng cũng thường là những loại quả mà động vật có thể ăn được.
- Đặc điểm của các quả và hạt có thể tự phát tán: thường là những loại quả khô nẻ, khi chín thì vỏ quả tự nứt ra để đưa hạt ra ngoài
- Con người cũng có thể giúp phát tán quả và hạt bằng cách mang những loại giống cây trồng từ nơi này đến nơi khác để xuất khẩu, trồng trọt.
Bài 1 (trang 112 sgk Sinh học 6): Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có các đặc điểm gì?
Lời giải:
Quả và hạt phát tán nhờ động vật thường có đặc điểm là các loại quả ăn được: động vật ăn thịt quả, còn hạt thường có vỏ cứng, bền không tiêu hóa được, nên có lẫn vào phân của động vật (quả sim, quả cà chua, quả ổi, quả ớt... ) được gieo rắc khắp nơi. Hoặc quả có móc, gai, lông cứng giúp bám vào lông động vật, được động vật đưa đi khắp nơi (quả cỏ xước, quả ké,quả cây xấu hổ... ).
Bài 2 (trang 112 sgk Sinh học 6): Kể tên các loại quả và hạt có thể tự phát tán mà em biết.
Lời giải:
Một số loại quả tự phát tán như: khi nẻ những mảnh vỏ xoắn lại mà bắn mạnh các hạt trong quả ra ngoài (quả đỗ đen, quả đỗ xanh... ). Hoặc khi nổ thì cuống sẽ bật lên như lò xo mà đẩy các hạt ra xa (quá nổ... ).
Bài 3 (trang 112 sgk Sinh học 6): Các loại quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió?
Lời giải:
Các loại quả và hạt phát tán nhờ gió thường có những đặc điểm như: quả, hạt có cánh được gió đưa đi xa gốc cây mẹ (hạt núc nác, quả chò, quả cơi, hạt củ mài,... ). Hoặc quả, hạt có lông được gió mang đi xa (quả rau tàu bay, quả cỏ lào, hạt thừng mức... ).
Bài 4 (trang 112 sgk Sinh học 6): Người ta nói rằng các loại hạt rơi chậm thường được gió đem đi xa hơn. Hãy cho biết điều đó sai hay đúng? Tại sao?
Lời giải:
Người ta nói rằng: các loại hạt rơi chậm thường được gió đem đi xa hơn là vì các hạt rơi chậm thì có thời gian bay ở trong không trung dài hơn vây nên được gió đưa đi xa hơn
. Lý thuyết & Nội dung bài học
1. Các cách phát tán quả và hạt
- Quả và hạt có nhiều cách phát tán khác nhau như nhờ động vật, phát tán nhờ gió và tự phát tán.
2. Đặc điểm thích nghi với những cách phát tán của quả và hạtCách phát tán | Phát tán nhờ gió | Phát tán nhờ động vật | Tự phát tán |
---|---|---|---|
Tên quả và hạt | Hạt hoa sữa, quả trâm bầu, hạt bồ công anh | Quả thông, quả ké đầu ngựa, dưa hấu, quả trinh nữ quả sim, quả ổi, … | Quả cải, quả chi chi, quả cây họ đậu, xà cừ, bằng lăng |
Đặc điểm thích nghi | Quả có cánh hoặc túm lông, nhẹ | Quả có vị ngọt, có hương thơm, hạt có vỏ cứng, quả có nhiều móc hoặc nhiều gai | Vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt được tung ra ngoài. |
Bài trước: Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt (trang 109 sgk Sinh học 6) Bài tiếp: Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm (trang 113 sgk Sinh học 6)