Bài 18: Biến dạng của thân (trang 59 sgk Sinh học 6)
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 18 trang 58: - Quan sát củ củ gừng, dong ta. Tìm các đặc điểm giống nhau giữa chúng?
- Quan sát kĩ củ khoai tây và củ su hào. Ghi lại các đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng.
- Thân củ có các đặc điểm gì? Thân củ có chức năng gì đối với cây?
- Kể tên một vài cây thuộc loại thân củ và công dụng của chúng?
- Thân rễ có đặc điểm nào? Thân rễ có chức năng gì đối với cây?
- Kể tên một vài cây thuộc loại thân rễ và nêu lên tác hại và công dụng của chúng?
- Lấy một que nhọn chọc vào thân cây xương rồng ba cạnh. Rút ra nhận xét?
- Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng gì?
- Kể tên một vài cây mọng nước mà em đã biết?
Lời giải:
- Củ củ gừng và củ dong giống nhau: đều phình to để chứa chất dinh dưỡng, chúng đều có chồi ngọn, chồi nách và lá.
- Củ su hào và khoai tây giống nhau là đều to và tròn. Khác nhau là củ khoa tây mọc dưới mặt đất còn củ su hào thì mọc trên mặt đất.
- Thân củ có đặc điểm: Thân nằm trên mặt đất, phình to, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng dự trữ khi cây ra hoa và kết quả.
- VD thân củ: su hào, khoai tây được dùng để làm thức ăn cho con người.
- Thân rễ: Thân phình to, có chức năng là dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây.
- Cây thân rễ như củ gừng, nghệ, dong ta công dụng là làm thức ăn cho con người.
- Lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng thì sẽ thấy nước chảy ra.
→ Nhận xét: Thân cây có chứa một lượng nước dữ trữ cho những hoạt động sống của cây.
- Thân cây xương rồng có nhiều nước có tác dụng dự trữ nước cho cơ thể.
- Ví dụ cây mọng nước: Cây thuốc bỏng, cây nha đam.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 18 trang 59: Hãy liệt kê các đặc điểm của những loại thân biến dạng mà em đã biết vào bảng sau đây, chọn các từ sau để gọi đúng tên các thân biến dạng đó: thân rễ, thân củ, thân mọng nước
Lời giải:
STT | Tên vật mẫu | Đặc điểm của thân biến dạng | Chức năng đối với cây | Tên thân biến dạng |
---|---|---|---|---|
1 | Củ su hào | Thân củ nằm trên mặt đất | Dự trữ các chất dinh dưỡng | Thân củ |
2 | Củ khoai tây | Thân củ nằm dưới mặt đất | Dự trữ các chất dinh dưỡng | Thân củ |
3 | Củ gừng | Thân rễ nằm trong đất | Dự trữ các chất dinh dưỡng | Thân rễ |
4 | Củ dong ta | Thân rễ nằm trong đất | Dự trữ các chất dinh dưỡng | Thân rễ |
5 | Xương rồng | Thân mọc trên mặt đất, mọng nước | Dự trữ nước | Thân mọng nước |
Bài 1 (trang 59 sgk Sinh học 6): Tìm các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại củ sau: khoai tây, su hào, dong ta.
Lời giải:
Giống nhau: trên các loại củ trên đều có các vị trí để mọc lá và mọc mầm, các loại củ trên đều chứa đựng rất nhiều chất dự trữ của cây.
Khác nhau:
– Củ dong ta là dạng thân rễ nằm
ở dưới đất.
– Củ khoai tây là dạng thân củ nằm ở dưới đất.
– Củ su hào là dạng thân củ ở trên mặt đất.
Bài 2 (trang 59 sgk Sinh học 6): Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây.
Lời giải:
STT | Tên cây | Thân biến dạng | Chức năng của chúng đối với cây |
---|---|---|---|
1 | Su hào | Thân củ trên mặt đất | Chứa chất dự trữ cho cây |
2 | Cây hành | Thân hành | Chứa chất dự trữ cho cây |
3 | Củ gừng | Thân rễ nằm trong đất | Chứa chất dự trữ cho cây |
4 | Khoai tây | Thân củ nằm trong đất | Chứa chất dự trữ cho cây |
5 | Xương rồng | Thân mọng nước | Dự trữ nước và quang hợp |
Bài 3 (trang 59 sgk Sinh học 6): Cây xương rồng có các đặc điểm nào dễ thích nghi với môi trường sống khô hạn?
Lời giải:
Các đặc điểm của xương rồng dễ thích nghi với môi trường khô hạn và khắc nghiệt:
+ Thân cây bị biến dạng thành thân mọng nước để giúp cây dự trữ nước cho cây, thân cũng có những rãnh chạy dọc theo chiều dài thân giúp chuyển nước sương, nước mưa thành 1 dòng xuống rễ.
+ Lá xương rồng biến thành gai để làm giảm sự thoát hơi nước.
+ Rễ cây dài và lan rộng ra giúp cây hấp thu được nhiều nước.
Bài tập (trang 60 sgk Sinh học 6): Tìm thêm ba loại thân biến dạng, ghi vào vở theo mẫu dưới đây:
STT | Tên cây | Loại thân biến dạng | Vai trò đối với cây | Công dụng đối với người |
---|---|---|---|---|
1 | Cây nghệ | Thân rễ | Dự trữ những chất dinh dưỡng cho cây | Làm gia vị và thuốc để chữa bệnh |
2 | ||||
... |
Lời giải:
STT | Tên cây | Loại thân biến dạng | Vai trò đối với cây | Công dụng đối với người |
---|---|---|---|---|
1 | Cây nghệ | Thân rễ | Dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây | Làm gia vị và thuốc để chữa bệnh |
2 | Cây tỏi | Thân hành | Dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây | Làm gia vị và thuốc để chữa bệnh |
3 | Su hào | Thân củ trên mặt đất | Dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây | Làm thức ăn |
4 | Cây hành | Thân hành | Dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây | Làm gia vị và thuốc để chữa bệnh |
5 | Khoai tây | Thân củ | Dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây | Làm thức ăn |
6 | Cây chuối | Thân củ | Dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây | Thức ăn cho gia súc |
A. Lý thuyết & Nội dung bài học 1. Một số kiểu biến dạng của thân
- Một vài thí dụ về những loại biến dạng của thân:
- Có ba kiểu biến dạng của thân:
+ Thân củ: thân phình to và dự trữ được nhiều chất dinh dưỡng: củ su hào, củ khoai tây, …
+ Thân rễ: hình dạng giống rễ, thân phình to, dự trữ chất dinh dưỡng: củ dong ta, nghệ, giềng, củ gừng…
+ Thân mọng nước: thân mọng nước và dự trữ nước: cành giao, sen đá, thanh long, cây xương rồng, nha đam…
2. Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạngSTT | Tên mẫu vật | Đặc điểm của thân biến dạng | Chức năng đối với cây | Tên thân biến dạng |
---|---|---|---|---|
1 | Củ su hào | Thân củ nằm trên mặt đất | Dự trữ nhiều chất dinh dưỡng | Thân củ |
2 | Củ khoai tây | Thân củ nằm dưới mặt đất | Dự trữ nhiều chất dinh dưỡng | Thân củ |
3 | Củ gừng | Thân rễ nằm dưới mặt đất | Dự trữ nhiều chất dinh dưỡng | Thân rễ |
4 | Củ dong ta | Thân rễ nằm dưới mặt đất | Dự trữ nhiều chất dinh dưỡng | Thân rễ |
5 | Xương rồng | Thân mọng nước nằm trên mặt đất | Dự trữ nước và quang hợp | Thân mọng nước |
Bài trước: Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân (trang 56 sgk Sinh học 6) Bài tiếp: Bài 19: Đặc điểm ngoài của lá (trang 64 sgk Sinh học 6)