Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Sinh học 6 > Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật (trang 12 sgk Sinh học 6)

Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật (trang 12 sgk Sinh học 6)

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 3 trang 10: Quan sát H. 3.1, H. 3.2; H.3.3; H. 3.4

Trao đổi và thảo luận:

- Xác định các nơi trên Trái đất có thực vật sống

- Kể tên một số loài cây sống ở đồng bằng, ao hồ, đồi núi, sa mạc…

- Nơi nào thực vật da dạng, phong phú, nơi nào ít phong phú hơn?

- Kể tên một vài cây gỗ lâu năm, to lớn và thân cứng rắn.

- Kể tên một vài loài cây sống trên mặt nước. Theo em chúng có điểm gì khác so với cây sống trên cạn.

- Kể tên một vài loài cây nhỏ bé, thân mềm yếu.

- Em có nhận xét gì về thực vật?

Lời giải:

- Thực vật có thể sống ở rất nhiều nơi trên trái đất: rừng, sa mạc, đồng ruộng, đầm lầy, mặt nước, trong nước…

- Những loài thực vật sống ở:

+ Đồng bằng: lúa, ngô, bưởi, cam...

+ Ao hồ: súng, sen, bèo …

+ Sa mạc: xương rồng

+ Dưới biển: tảo, rong biển, san hô …

- Nơi thực vật phong phú là các nơi điều kiện sống thuận lợi, có độ ẩm cao như: Rừng, đồng ruộng, đầm. Nơi ít phong phú là trên núi cao, sa mạc.

- Một vài cây gỗ sống lâu năm: Xà cừ, chò, lim…

- Một vài loài cây sống mặt nước như: rau muống nước, bèo tây, .. thân của những loài cây sống trên mặt nước thường thân mềm, nhẹ, xốp...

- Một số loài cây có thân mềm yếu như: rau má, rong đuôi chó…

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 3 trang 11: - Sử dụng kí hiệu + (có) hoặc – (không) ghi vào chỗ trống ở bảng dưới đây cho thích hợp.

- Nhận xét về hiện tượng dưới đây:

Khi trồng cây vào chậu sau đó đặt lên bệ cửa sổ sau 1 thời gian thì ngọn cây sẽ mọc cong về phía có ánh sáng.

- Hãy rút ra các đặc điểm chung của thực vật.

Lời giải:

STTTên câyCó khả năng tựu tạo ra chất dinh dưỡngLớn lênSinh sảnDi chuyển
1Cây lúa + + +-
2Cây ngô + + +-
3Cây mít + + +-
4Cây sen + + +-
5Cây xương rồng + + +-

- Sau 1 thời gian ngọn cây sẽ hướng về phía có nguồn sáng là bởi vì cây có tính hướng sáng, ngọn cây có xu hướng hướng về phía có ánh sáng tác động.

- Thực vật có các đặc điểm chung như dưới đây:

+ Tự tổng hợp những chất hữu cơ.

+ Phần lớn là không có khả năng di chuyển.

+ Phản ứng chậm với những kích thích của môi trường.

Bài 1 (trang 12 sgk Sinh học 6): Thực vật sống ở các nơi nào trên Trái Đất?

Lời giải:

- Thực vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất như: vùng đồng bằng, vùng núi, vùng trung du – ven biển; trên mặt đất hoặc trong nước, vùng ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt, …. Chúng vô cùng đa dạng và rất dễ thích nghi với mọi môi trường sống. Số lượng loài và cá thể thực vật sống ở vùng sa mạc rất ít, nhưng ở các khu vực nhiệt đới thì vô cùng phong phú.

- Ví dụ:

+ Trong nước: ảo, rau mác, sen, súng, rong đuôi chó, củ ấu, …

+ Trên mặt đất: cỏ mần trầu, khoai, xương rồng, thông, tuế, tre, trúc, bạch đàn, bao báp, cúc, cam, bưởi, …

Bài 2 (trang 12 sgk Sinh học 6): Đặc điểm chung của thực vật là gì?

Lời giải:

Đăc điểm chung của các loài thực vật là:

- Tự tổng hợp được các chất hữu cơ

- Có đời sống cố định

- Phản ứng chậm với những kích thích từ môi trường bên ngoài.

Bài 3 (trang 12 sgk Sinh học 6): Thực vật ở nước ta vô cùng phong phú, nhưng tại sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?

Lời giải:

Thực vật ở nước ta đã vô cùng phong phú, nhưng chúng ta vẫn cần phải trồng thêm cây xanh và bảo vệ chúng là bởi vì:

- Thực vật cung cấp rau xanh và lương thực là những loại thức ăn cần thiết cho con người và những loài động vật.

- Nhiều loài thực vật có tác dụng chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe như: mật gấu, đinh lăng, nhân sâm, cam thảo, sen, …

- Thực vật giúp giảm tác động của hiệu ứng nhà kính, điều hòa khí hậu, cung cấp ôxi và làm sạch không khí.

- Thực vật giúp ngăn chặn những thảm họa tự nhiên (thiên tai):xâm nhập mặn, lũ quét, sạt lở đất, …

- Thực vật cung cấp nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp: công nghiệp gỗ, công nghiệp giấy, chế biến lương thực, …

- Thực vật giúp cảnh quan môi trường thêm đẹp hơn.

Bài tập (trang 12 sgk Sinh học 6): Quan sát năm loại cây xanh khác nhau, điền vào bảng dưới đây:

STTTên câyNơi sốngCông dụng đối với con người
1
2
...

Lời giải:

STTTên câyNơi sốngCông dụng đối với con người
1Cây sà cừTrên cạnCung cấp bóng mát, gỗ, cung cấp oxi, …
2Cây đinh lăngTrên cạnLàm thuốc, làm cây cảnh
3Cây rau muốngTrên cạn, dưới nướcRau ăn
4Cây senDưới nướcLàm thực phẩm, làm thuốc
5Cây nhãnTrên cạnCung cấp gỗ, thực phẩm, ôxi, …
A. Lý thuyết & Nội dung bài học 1. Sự đa dạng và phong phú của Thực vật

Thực vật trong thiên nhiên rất phong phú và đa dạng.

Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật ảnh 1
Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật ảnh 2
2. Đặc điểm chung của thực vật

Thực vật tuy đa dạng nhưng chúng cũng có các đặc điểm chung:

- Tự tổng hợp được các loại chất hữu cơ.

- Phần lớn là không có khả năng di chuyền.

- Phản ứng chậm với những kích thích từ bên ngoài.