Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Sinh học 6 > Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa? (trang 15 sgk Sinh học 6)

Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa? (trang 15 sgk Sinh học 6)

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 4 trang 13: Quan sát kĩ H. 4.2 đánh dấu x vào bảng sau đây các cơ quan mà cây có

Lời giải:

STTTên câyCơ quan sinh dưỡngCơ quan sinh sản
RễThânHoaQuảHạt
1Cây chuốixxxxxx
2Cây rau bợxxxxxx
3Cây dương xỉxxx
4Cây rêuxxx
5Cây senxxxxxx
6Cây khoai tâyxxxxxx

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 4 trang 14: Tìm từ thích hợp (cây có hoa, cây không có hoa) điền vào chỗ chấm trong các câu dưới đây:

- Cây cải là.......

- Cây lúa là.......

- Cây dương xỉ là.......

- Cây xoài là.......

Lời giải:

- Cây cải là loại loài có hoa.

- Cây lúa là loại loài có hoa.

- Cây dương xỉ là loài cây không có hoa.

- Cây xoài là loài cây có hoa.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 4 trang 15:

- Kể tên các loài cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm.

- Kể tên các cây sống lâu năm, thường ra hoa và kết quả nhiều lần trong đời.

Lời giải:

- Cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm như: Cây lúa, ngô, lạc, …

- Cây sống lâu năm: mít, xoài, hồng xiêm, nhãn, vải...

Bài 1 (trang 15 sgk Sinh học 6): Dựa vào đặc điểm nào để ta có thể nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?

Lời giải:

Dựa vào cơ quan sinh sản của cây để nhận biết được đó là thực vật có hoa hay thực vật không có hoa.

- Thực vật có hoa: cơ quan sinh sản của chúng là hoa, quả, hạt.

- Thực vật không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.

Bài 2 (trang 15 sgk Sinh học 6): Kể tên một số loài cây có hoa, cây không có hoa

Lời giải:

- Những cây có hoa như: bưởi; mít; táo; lúa; ngô; cam; thầu dầu; hướng dương; cây chua me; cây khoai lang; cây khoai nước; cây sam đất; cây xoài; cây lạc; cây bí ngô; cây sen; cây cỏ bợ,...

- Những cây không có hoa như: cây rêu; dương xỉ; cây rong đuôi chó; cây bèo tấm; cây kim giao; cây thông; cây bạch quả; tảo; cây rong mơ; cây hai lá,...

Bài 3 (trang 15 sgk Sinh học 6): Kể tên năm loại cây trồng làm lương thực, theo em các cây lương thực thường là cây 1 năm hay lâu năm?

Lời giải:

- Ví dụ về năm loại cây lương thực (nêu 5 cây bất kì) là: lúa nước, lúa mì, khoai tây, sắn, kê, đại mạch, khoai lang, khoai sọ, cao lương, yến mạch, ...

- Các cây lương thực thường là 1 một năm. Vì nhu cầu sử dụng lương thực của con người cao và nhiều nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với các loại cây lương thực ngắn ngày.

Bài tập (trang 15 sgk Sinh học 6): Hãy ghi tên những cây có hoa và cây không có hoa mà em đã quan sát được vào bảng dưới đây:

STTCây có hoaCây không có hoa
1
2
3

Lời giải:

STTCây có hoaCây không có hoa
1Cây đàoCây thông
2Cây maiCây thông đất
3Cây chuốiCây rêu
4Cây hoa giấyCây dương xỉ
5Cây bàng
6Cây phượng vĩ
7Cây tơ hồng
8Cây vạn tuế


Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4: Có phải tất cả các loài thực vật đều có hoa

A. Lý thuyết & Nội dung bài học 1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa

- Thực vật được chia thành 2 nhóm:

+ Thực vật có hoa là các loài thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.

VD: Sen, mai, mướp, ổi,...

Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa ảnh 1
Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa ảnh 2

+ Thực vật không có hoa thì cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả.

VD: Rêu, thông, vạn tuế, rau bợ, dương xỉ, ...

Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa ảnh 3

- Cơ thể thực vật có hoa gồm có 2 loại cơ quan:

+ Cơ quan sinh dưỡng: Rễ, thân, lá, có các chức năng chính là hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cây.

+ Cơ quan sinh sản: Hoa, quả, hạt, có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống. Có cây sống trong vòng 1 năm, có cây sống lâu năm.

2. Cây một năm và cây lâu năm

- Cây sống trong vòng 1 năm như: Cây rau cải, khoai tây, cây su hào…

Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa ảnh 4

- Cây sống lâu năm: Cây phượng, cây đa, cây xoài,..

Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa ảnh 5