Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Sinh học 6 > Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt (trang 109 sgk Sinh học 6)

Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt (trang 109 sgk Sinh học 6)

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 33 trang 108: Sử dụng kết quả quan sát hạt đỗ đen và hạt ngô để trả lời các câu hỏi trong bảng dưới đây

Lời giải:

Câu hỏiTrả lời
Hạt đậu đenHạt ngô
Hạt gồm có các bộ phận nào?Vỏ, phôiVỏ, phôi nhũ, phôi
Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?VỏVỏ
Phôi gồm có các bộ phận nào?Chồi mầm, thân mầm, lá mầm và rễ mầmChồi mầm, thân mầm, lá mầm, rễ mầm
Phôi có mấy là mầm?hai lá mầmmột lá mầm
Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt được chứa ở đâu?Ở hai lá mầmỞ phôi nhũ

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 33 trang 109: Nhìn vào bảng trên, hãy chỉ ra điểm khác nhau và giống nhau giữa hạt ngô và hạt đỗ đen?

Lời giải:

- Khác nhau:

+ Hạt đậu đen: phôi có hai lá mầm

+ Hạt ngô: Phôi có một lá mầm

- Giống nhau:

+ Phôi đều gồm: Chồi mầm, thân mầm, lá mầm, rễ mầm

+ Hạt đều được bao bọc bởi vỏ

Bài 1 (trang 109 sgk Sinh học 6): Tìm các điểm khác nhau và giống nhau giữa hạt của cây 1 lá mầm và hạt của cây 2 lá mầm.

Lời giải:

* Giống nhau:

- Phôi gồm có các bộ phận: chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm.

- Vỏ hạt bao bọc và bảo vệ phôi.

* Khác nhau:

Hạt cây hai lá mầmHạt cây một lá mầm

- Lá mầm có chứa các chất dinh dưỡng dự trữ

- Phôi mầm có hai lá mầm

- Phôi nhũ có chứa chất dinh dưỡng dự trữ

- Phôi mầm có một lá mầm

Bài 2 (trang 109 sgk Sinh học 6): Tại sao người ta chỉ giữ lại làm giống những hạt to, chắc, mẩy, không bị sâu bệnh và không bị sứt sẹo?

Lời giải:

Người ta chỉ giữ lại những hạt to, chắc, mẩy, không bị sâu bệnh và không bị sứt sẹo để làm giống vì: những hạt này có lượng chất dinh dưỡng dành cho phôi nhiều, phôi mầm phát triển khỏe mạnh, không có mầm bệnh xâm nhập nên sẽ có hiệu suất nảy mầm cao hơn, cây con khỏe mạnh hơn, phát triển tốt hơn và đồng đều hơn.

Bài 3 (trang 109 sgk Sinh học 6): Sau khi học xong bài này có bạn nói rằng: hạt lạc gồm có 3 phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn đó có chính xác không? Tại sao?

Lời giải:

Câu nói của bạn đó là không chính xác. Vì hạt lạc gồm có 2 phần là phôi (phôi gồm chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm) và vỏ (bao bọc và bảo vệ phôi). Lá mầm là nơi dự chất dinh dưỡng.

Bài tập (trang 109 sgk Sinh học 6): Có thể dùng các cách nào để xác định các hạt mít, nhãn là hạt của cây Hai lá mầm?

Lời giải:

Có hai cách xác định hạt mít, hạt nhãn là hạt cây Hai lá mầm. Đó là:

– Bóc tách hạt rồi tìm bộ phận phôi của hạt để quan sát được hai lá mầm của phôi.

– Gieo hạt xuống đất để cho hạt nảy mầm, sau đó quan xem số lá mầm ở cây mầm.

A. Lý thuyết & Nội dung bài học 1. Các bộ phận của hạt

Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt ảnh 1

- Hạt gồm có phô, vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ.

- Phôi của hạt gồm có: thân mầm, lá mầm, rễ mầm và chồi mầm.

- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt được chứa trong phôi nhũ hoặc lá mầm.

2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm
Lý thuyết, Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt ảnh 2

- Cây Hai lá mầm là các cây phôi của hạt có 2 lá mầm. Ví dụ: cây lạc, cây bưởi, cây đỗ đen, cây cam, …

- Cây Một lá mầm là các cây phôi của hạt có 1 lá mầm. Ví dụ: cây lúa, cây ngô, cây kê…