Bài 21: Quang hợp (trang 70 sgk Sinh học 6)
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 21 trang 69: Thảo luận:
- Việc lấy giấy đen bịt lá thí nghiệm có mục đích gì?
- Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm là chế tạo được tinh bột? Tại sao em biết?
- Qua thí nghiệm trên ta rút ra được kết luận gì?
Lời giải:
- Bịt lá bằng giấy đen để làm cho lá cây không nhận được ánh sáng, để kiểm tra xem khi không có ánh sáng lá có quang hợp được không.
- Chỉ có phần lá không bị bịt giấy thì mới quang hợp được và tạo ra tinh bột. Bởi vì khi ta cho lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột thì phần không bị bịt sẽ có màu xanh (do Iốt tác dụng với tinh bột sẽ tạo ra chất có màu xanh).
- Qua thí nghiệm trên ta có thể rút ra kết luận: Ánh sáng là điều kiện để quá trình quang hợp của lá diễn ra được, nếu không có ánh sáng thì quá trình tạo quang hợp tạo chất hữu cơ cũng sẽ không diễn ra.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 21 trang 70: Thảo luận:
- Cành rong trong cốc nào có thể chế tạo được tinh bột? Tại sao?
- Các hiện tượng nào đã chứng minh rằng cành rong trong cốc đó đã thải ra khí? Đó là khí gì?
- Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm?
Lời giải:
- Cành rong ở cốc B có quang hợp chế tạo được tinh bột vì được đặt ở nơi có ánh sáng.
- Ta quan sát thấy ở cốc B có xuất hiện những bọt khí, khi đưa que đóm vừa tắt lại sẽ thấy bùng cháy chứng tỏ khí đó là khí oxi.
- Qua thí nghiệm ta rút ra kết luận là quang hợp tạo ra khí oxi.
Bài 1 (trang 70 sgk Sinh học 6): Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo ra tinh bột khi có ánh sáng?
Lời giải:
+ Lấy 1 chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối hai ngày.
+ Dùng băng giấy màu đen rồi bịt kín một phần lá ở cả hai mặt.
+ Đặt chậu cây đó nơi có ánh sáng (nơi có nắng gắt) từ 4- 6.
+ Ngắt chiếc lá, bỏ băng giấy đen đi sau đó cho vào cồn 90o đun sôi cách thủy để tẩy đi hết chất diệp lục ở lá.
+ Rửa sạch lá trong cốc có nước ấm, bỏ lá vào trong cốc đựng thuốc thử tinh bột (có dung dịch iốt loãng).
Kết quả: dựa vào phản ứng của tinh bột với I-ôt sẽ tạo một hợp chất có màu tím than. Chỗ lá cây không bị bịt giấy đen sẽ có màu tím than, chỗ bị bịt giấy đen (không tiếp nhận ánh sáng) không có tinh bột nên không làm dung dịch bị biến màu, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi tiếp nhận được ánh sáng.
Bài 2 (trang 70 sgk Sinh học 6): Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
Lời giải:
Khí ôxi trong nước ở bể cá rất ít nên cần thả thêm rong vào bể để khi rong quang hợp sẽ tạo ra nhiều khí ôxi, cung cấp ôxi trong nước để cá trong bể hô hấp tốt hơn.
Bài 3 (trang 70 sgk Sinh học 6): Tại sao phải trồng cây ở chỗ có đủ ánh sáng?
Lời giải:
Phải trồng cây ở nơi có đầy đủ ánh sáng để lá cây có thể quang hợp tốt hơn, tạo ra tinh bột để nuôi cây.
A. Lý thuyết & Nội dung bài học
1. Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
Thí nghiệm 1: Cho biết chất mà lá cây chế tạo ra được khi có ánh sáng:
+ Nhận xét:
- Dùng băng giấy đen để bịt lá làm thí nghiệm, làm cho một phần của lá không tiếp nhận được ánh sáng. Điều này có mục đích là để so sánh với phần lá nhận được ánh sáng. Phần lá không bị bịt kín bắt màu xanh tím.
- Chỉ có phần không bị bịt kín chế tạo được tinh bột. Vì phần này bị nhuộm thành màu xanh tím với thuốc thử tinh bột.
+ Kết luận: Lá chế tạo được tinh bột khi đun nóng.
2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bộtThí nghiệm 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế biến tinh bột
- Nhận xét: từ cành rong thấy có cành rong thoát ra và ở đáy ống nghiệm trong cốc B có chất khí tạo thành. Đó là khí ôxi vì đã làm thí nghiệm đưa que đóm vừa tắt lại bùng cháy.
- Kết luận: Trong quá trình chế tạo ra tinh bột, lá thải khí oxi ra môi trường bên ngoài.
3. Cây cần các chất gì để chế tạo tinh bột?Thí nghiệm 3: Xác định cây cần các chất gì để chế tạo ra tinh bột
Cây trong chuông A | Cây trong chuông B | |
---|---|---|
Điều kiện thí nghiệm khác nhau | Có cốc nước vôi trong → Không có khí cácbonic | Không có cốc nước vôi trong → Có khí cácbonic |
Màu sắc lá khi thử dung dịch iốt | Có màu vàng | Có màu xanh tím |
Xác định tinh bột trong lá | Không có | Có |
Kết luận | Để chế tạo ra tinh bột lá cây cần khí các bonic |
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, dùng nước và khí cacbonic và năng lượng từ ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và thải ra môi trường ngoài khí ôxi.
Sơ đồ quá trình quang hợp:
Bài trước: Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá (trang 67 sgk Sinh học 6) Bài tiếp: Bài 22: Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp (trang 76 sgk Sinh học 6)