Bài 52: Địa y (trang 172 sgk Sinh học 6)
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 52 trang 171:- Quan sát hình dạng bên ngoài của các mẫu địa y đã thu được, đối chiếu với hình H. 52.1 và rút ra nhận xét về hình dạng bên ngoài của địa y.
- Quan sát hình H. 52.2 có nhận xét gì về thành phần cấu tạo của địa y?
Lời giải:
- Về hình dạng, địa y có thể có hình vảy, đó là các bản mỏng, bám chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như 1 cành cây nhỏ phân ra các nhánh, cũng có khi có dạng giống như 1 búi sợi bám vào cành cây.
- Cấu tạo trong của địa y gồm các tế bào tảo có màu xanh xen lẫn với các sợi nấm chằng chịt không màu.
Bài 1 (trang 172 sgk Sinh học 6): Địa y có các hình dạng nào? Chúng mọc ở đâu?
Lời giải:
Hình dạng của địa y:
- Hình vảy: là các bản mỏng, bám chặt vào vỏ cây.
- Hình cành: giống như 1 cành cây nhỏ phân nhánh.
- Dạng sợi: giống như 1 búi sợi dính vào cành cây.
Địa y mọc ở trên cành cây, thân cây, tảng đá, tường cũ: các nơi có điều kiện tương đối ẩm.
Bài 2 (trang 172 sgk Sinh học 6): Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì?
Lời giải:
Địa y là dạng cộng sinh giữa một vài loại nấm và tảo; tế bào tảo có màu xanh xen kẽ với những sợi nấm không màu. Những sợi nấm hút nước và muối khoáng để cung cấp cho tảo. Tảo có chứa chất diệp lục, dùng nước và muối khoáng chế tạo ra các chất hữu cơ dùng chung.
Bài 3 (trang 172 sgk Sinh học 6): Địa y có vai trò như thế nào?
Lời giải:
– Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết sẽ tạo ra lớp mùn làm thức ăn cho những loài thực vật đến sau và đóng vai trò "tiên phong mở đường".
– Một số địa y là loại thức ăn chủ yếu của hươu Bắc cực.
– Địa y còn được dùng để chế tạo nước hoa, rượu, phẩm nhuộm, làm thuốc.
A. Lý thuyết & Nội dung bài học
1. Quan sát hình dạng, cấu tạo
- Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm nấm và tảo tạo thành (cộng sinh), thường sống bám trên các cây gỗ lớn, trên đá, ...
- Hình dạng: dạng cành, dạng vảy.
- Cấu tạo: gồm các tế bào có màu xanh nằm xen lẫn với các sợi nấm chằng chịt không màu.
- Sinh vật tiên phong mở đường
- Làm thức ăn cho loài hươu Bắc Cực.
- Sử dụng trong chế biến phẩm nhuộm, làm thuốc, rượu, nước hoa,...
Bài trước: Bài 51: Nấm (trang 167 sgk Sinh học 6)