Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Sinh học 6 > Bài 51: Nấm (trang 167 sgk Sinh học 6)

Bài 51: Nấm (trang 167 sgk Sinh học 6)

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 51 trang 165: Quan sát tên mẫu thật ở kính hiển vi (độ phóng đại nhỏ) hoặc trong hình vẽ. Ghi lại các nhận xét về cấu tạo và hình dạng của mốc trắng (để ý giữa những tế bào sợi mốc có thấy vách ngăn không? )

Lời giải:

Mốc trắng có cấu tạo phân nhánh nhiều, dạng sợi, bên trong có nhiều nhân và chất tế bào, nhưng không có vách ngăn giũa những tế bào.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 51 trang 166: Quan sát cấu tạo của “cây” nấm

- Quan sát hình vẽ với những ghi chú ở trên hình để phân biệt các phần (chân nấm, cuống nấm, mũ nấm).

- Quan sát mặt dưới mũ nấm thấy gì?

- Nếu có mẫu thật hãy lấy 1 phiến mỏng dưới mũ nấm, đặt lên kính sử dụng đầu kim mũi mác dầm nhẹ, đặt dưới kính hiển vi soi sẽ thấy gì?

Lời giải:

- Nhìn trên hình phân biệt chân nấm, cuống nấm và mũ nấm.

- Quan sát mặt dưới mũ nấm có những phiến mỏng.

- Nếu quan sát dưới kính hiển vi ta sẽ nhìn thấy có rất nhiều bào tử nấm.

Bài 1 (trang 167 sgk Sinh học 6): Nấm rơm và mốc trắng có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì?

Lời giải:

+ Cấu tạo của mốc trắng: dạng sợi phân thành rất nhiều nhánh, bên trong có chứa chất tế bào và nhiều nhân, nhưng chưa có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc không màu, trong suốt và không có chất diệp lục.

+ Cấu tạo nấm rơm: sợi nấm có màu trắng bám vào các giá thể là cơ quan sinh dưỡng, mũ nấm là cơ quan dùng để sinh sản. Sợi nấm gồm rất nhiều tế bào phân biệt nhau bởi những vách ngăn, mỗi tế bào gồm có 2 nhân; không chứa các chất diệp lục.

+ Sinh sản: nấm rơm và mốc trắng sinh sản bằng bào tử.

- Mốc trắng: sợi nấm gắn với cuống của túi bào tử. Túi bào tử có dạng hình cầu, chứa những bào tử.

- Nấm rơm: cơ quan sinh sản là mũ nấm, nằm trên cuống nấm; dưới mũ nấm có những phiến mỏng có chứa nhiều bào tử.

Bài 2 (trang 167 sgk Sinh học 6): Nấm có đặc điểm gì giống với vi khuẩn?

Lời giải:

Đặc điểm giống nhau của nấm và vi khuẩn:

– Tế bào đều chưa có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo các chất hữu cơ.

– Đều sống theo dạng dị dưỡng: kí sinh hay hoại sinh.

Bài 3 (trang 167 sgk Sinh học 6): Nấm và tảo giống và khác nhau ở điểm nào?

Lời giải:

+ Giống nhau:

- Có cấu tạo đa bào hoặc đơn bào.

- Chưa có thân, rễ, lá.

- Có thể sinh sản sinh dưỡng

- Có nhân hoàn chỉnh

+ Khác nhau:

NấmTảo

- Không có chất diệp lục nên sống theo dạng dị dưỡng (hoại sinh hoặc kí sinh)

- Sinh sản bằng tiếp hợp

- Sống ở nơi có đủ độ ẩm

- Có chất diệp lục nên có khả năng tự dưỡng

- Sinh sản bằng bào tử

- Sống trong nước

Bài 4 (trang 167 sgk Sinh học 6): Tìm trên bãi cỏ hoặc trên đồng ruộng sau khi gặt, ven cây gỗ mục, trong rừng ẩm... những loại nấm mũ khác nhau.

Lời giải:

Nấm mốc xanh, nấm rơm, nấm men.

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

A. Mốc trắng và nấm rơm

I. Mốc trắng

1. Quan sát cấu tạo và hình dạng của mốc trắng

- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân thành rất nhiều nhánh bên trong có chất tế bào và có nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào, không màu trắng suốt, không có chất màu và không có chất diệp lục.

- Mốc trắng dinh dưỡng theo hình thức hoại sinh những mốc bám chặt vào bánh mì hay cơm thiu để hút lấy nước và các chất hữu cơ để sống.

- Mốc trắng sinh sản theo cách bào tử, hình thức sinh sản là vô tính.

2. Một vài loại mốc khác
II. Nấm rơm

- Cấu tạo nấm rơm gồm có:

+ Nấm sợi là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm ở trên cuống nấm, dưới mũ nấm có những phiến mỏng có chứa rất nhiều tế bào.

+ Sợi nấm gồm các tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều không có chất diệp lục và có 2 nhân.

B. Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm
I. Đặc điểm sinh học
1. Điều kiện phát triển của nấm

Ngoài thức ăn là nhữn chất hữu cơ có sẵn, nấm cần độ ẩm và nhiệt độ thích hợp để phát triển.

2. Cách dinh dưỡng

- Nấm là các cơ thể dị dưỡng, kí sinh và hoại sinh, một số loài nấm sống cộng sinh.

II. Tầm quan trọng của nấm 1. Nấm có ích

- Nấm có tầm quan trọng trong đời sống con người và trong tự nhiên.

2. Nấm có hại

- Nấm kí sinh gây ra các loại bệnh cho thực vật và con người.

- Nấm mốc làm hỏng đồ dùng và thức ăn.

- Nấm độc có thể dẫn đến ngộ độc.