Bài 16: Thân to ra do đâu? (trang 52 sgk Sinh học 6)
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 16 trang 51: Quan sát hình H. 16.1 và đưa ra nhận xét rồi ghi lại:
- Cấu tạo trong của thân trưởng thành có điểm gì khác so với cấu tạo trong của thân non?
- Theo em thân cây to ra được là nhờ bộ phận nào( Vỏ? Trụ giữa? Cả vỏ và trụ giữa? )
Lời giải:
- Thân cây trưởng thành sẽ có thêm tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ.
- Thân cây to ra là nhờ vào tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 16 trang 51:
- Vỏ cây to ra là nhờ có bộ phận nào?
- Trụ giữa to ra là nhờ có bộ phận nào?
- Thân cây to ra là nhờ đâu?
Lời giải:
- Vỏ cây to ra là nhờ có sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ.
- Trụ giữa to ra là nhờ có sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh trụ.
- Thân cây to ra là nhờ có sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ.
Bài 1 (trang 52 sgk Sinh học 6): Cây gỗ to ra do đâu?
Lời giải:
- Cây gỗ to ra là nhờ có sự phân chia các tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ.
- Tầng sinh vỏ: hằng năm sinh ra 1 lớp tế bào vỏ ở phía ngoài và 1 lớp thịt vỏ ở phía trong.
- Tầng sinh trụ (nằm giữa mạch gỗ và mạch rây): hằng năm sinh ra ở phía trong một lớp mạch gỗ và ở phía ngoài 1 lớp mạch rây.
Bài 2 (trang 52 sgk Sinh học 6): Có thể xác định được tuổi của cây gỗ theo cách nào?
Lời giải:
Có thể xác định tuổi của cây gỗ theo cách đếm số vòng của cây gỗ (qua mặt cắt ngang của thân cây). Mỗi năm, tầng sinh trụ sẽ sinh ra thêm 1 tầng mạch rây và 1 tầng mạch gỗ. Như vậy, mỗi năm cây thân gỗ sẽ cho thêm 1 chút gỗ ở vòng ngoài. Dựa vào số lượng vòng của gỗ ta có thể xác định được số tuổi của cây.
Bài 3 (trang 52 sgk Sinh học 6): Em hãy tìm sự khác nhau cơ bản giữa ròng và dác.
Lời giải:
- Dác: Là lớp gỗ có màu sáng ở phía ngoài, gồm các tế bào mạch gỗ sống có chức năng là vận chuyển nước và muối khoáng.
- Ròng: Là lớp có màu thẫm, rắn chắc hơn so với dác, nằm ở phía trong, gồm các tế bào chết, vách dày có chức năng là nâng đỡ.
Bài 4 (trang 52 sgk Sinh học 6): Người ta thường chọn phần nào của gỗ đểlàm trụ cầu, làm cột nhà, tà vẹt? Vì sao?
Lời giải:
- Người ta thường chọn phần gỗ lõ còn được gọi là phần gỗ ròng để trụ cầu, làm cột nhà, tà vẹt.
- Bởi vì: Phần ròng gồm các tế bào gỗ đã chết, vách dày nên thường cứng và chắc chắn hơn, do đó thích hợp cho nhiệm vụ nâng đỡ. Phần ròng cũng là nơi chưa đựng những chất độc cây cất trữ trong thân vì vậy sẽ ít mối mọt hơn phần dác, đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài hơn.
A. Lý thuyết & Nội dung bài học
1. Tầng phát sinh
- Thân cây trưởng thành có thêm tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ.
+ Tầng sinh vỏ nằm ở giữa thịt vỏ và vỏ
+ Tầng sinh trụ nằm giữa mạch gỗ và mạch rây
- Vỏ cây to ra là vì có sự phân chia tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh vỏ. Hằng năm sinh ra phía trong 1 lớp thịt vỏ, phía ngoài 1 lớp tế bào vỏ.
- Trụ giữa to ra là nhờ sự phân chia tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh trụ. Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây, phía trong một lớp mạch gỗ.
→ Thân cây to ra là do có sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ.
2. Vòng gỗ hằng năm- Một năm cây sẽ tạo ra hai vòng gỗ: một vòng gỗ dày có màu sáng (vào mùa mưa) và một vòng gỗ mỏng có màu sẫm (vào mùa khô).
- Dựa vào vòng gỗ hằng năm ta có thể dự đoán được tuổi của cây bằng việc đếm số vòng gỗ sáng (hoặc sẫm) trên thân cây.
3. Dác và dòngCây gỗ già có hai miền gỗ:
+ Gỗ dác:
- Lớp gỗ màu sáng ở phía bên ngoài.
- Gồm những tế bào sống, tế bào mạch gỗ.
- Có chức năng là vận chuyển nước và muối khoáng.
+ Gỗ ròng:
- Lớp gỗ mầu thẫm, rắn chắc hơn và nằm trong.
- Gồm các tế bào chết, vách dày.
- Có chức năng là nâng đỡ cây.
Bài trước: Bài 15: Cấu tạo trong của thân non (trang 50 sgk Sinh học 6) Bài tiếp: Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân (trang 56 sgk Sinh học 6)