Trang chủ > Lớp 9 > Giải BT Công nghệ 9 > Bài 11: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm - trang 56 Công nghệ 9

Bài 11: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm - trang 56 Công nghệ 9

Bài 11: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm

Trả lời câu hỏi Công nghệ 9 Bài 11 trang 56: Ở Việt Nam, cây chôm chôm được trồng nhiều ở vùng nào?

Hướng dẫn giải:

Ở Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và khu vực Nam Trung Bộ.

Câu 1 trang 57 Công nghệ 9: Hãy nêu giá trị dinh dưỡng và cách sử dụng quả chôm chôm

Hướng dẫn giải:

* Giá trị dinh dưỡng và cách sử dụng quả chôm chôm:

- Chôm chôm là cây ăn quả nhiệt đới. Quả chôm chôm chứa nhiều đường, chất khoáng và các loại vitamin, nhất là vitamin C.

- Quả chôm chôm dùng để ăn tươi, chế biến thành xiro hoặc đóng hộp.

Câu 2 trang 57 Công nghệ 9: Hãy nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm và các giống chôm chôm trồng ở địa phương.

Hướng dẫn giải:

* Yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm và các giống chôm chôm trồng ở địa phương.

- Về nhiệt độ: cây chôm chôm thích hợp với điều kiện nóng, ẩm. Nhiệt độ từ 200C – 300C.

- Lượng mưa hàng năm khoảng 2000 mm/năm, phân phối đều trong năm

- Ánh sáng: Cây chôm chôm rất cần ánh sáng. Vì vậy, những quả mọc ở ngoài tán khi chín có màu đỏ, đẹp hơn quả mọc ở trong tán cây.

- Đất: Cây chôm chôm được trồng trên nhiều loại đất, nhưng đất thịt pha cát là thích hợp; tầng đất dày; nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH từ 4,5 – 6,5.

Câu 3 trang 57 Công nghệ 9: Hãy nêu các yêu cầu kĩ thuật của việc gieo trồng, chăm sóc cây, thu hoạch quả chôm chôm. Ở địa phương em đã thực hiện các biện pháp kĩ thuật đó như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:

- Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mưa (tháng 4 – 5) là tốt nhất.

- Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loạt đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.

- Đào hố, bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60 cm x 60cm (nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học.

Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:

- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm cho cây sinh trưởng tốt.

- Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và kali. Tiến hành bón 3 lần.

+ Sau khi hái quả và tỉa cành, bón phân hữu cơ và phân hoá học.

+ Bón đón hoá tước khi nở bằng phân đạm và kali.

+ Bón nuôi quả, phân vi lượng và tăng đậu quả.

- Tưới nước: cây chôm chôm cần tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây che gió giữ ẩm. Trời nắng hạn tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Thời kì mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.

- Tạo hình sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sấp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng…

Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhãn) hoặc màu đỏ vàng (chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.