Văn bản tường trình (Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8)
A. Củng cố kiến thức
- Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong những sự việc đã xảy ra và gây ra hậu quả cần phải xem xét
- Người viết tường trình là người có liên quan tới sự việc
- Người nhận tường trình là cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền xem xét và giải quyết
- Cần tuân thủ các thể thức và trình bày chính xác, đầy đủ về địa điểm, thời gian, sự việc, họ tên những người có liên quan, đề nghị của người viết, có đầy đủ tới người gửi, người nhận, địa điểm, ngày tháng, thì mới có giá trị
B. Cách viết văn bản tường trình
a) Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
b) Địa điểm và thời gian viết tường trình (ghi góc bên phải)
............... , ngày..... tháng..... năm.......
c) Tên văn bản (ghi chính giữa và thường sử dụng chữ in hoa hoặc chữ đậm)
Bản tường trình (Về việc.............. )
d) Cá nhân hoặc cơ quan nhận bản tường trình:
Kính gửi: ........................................................................
e) Nội dung tường trình: Tường trình cụ thể, chi tiết các diễn biến của sự việc (thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu quả, ai là người chịu trách nhiệm)
g) Kết thúc: Lời đề nghị, cam đoan (nếu cần); chữ kí và họ tên của người làm tường trình.
C. Bài tập củng cố
Bài tập: Trong những tình huống sau, tình huống nào là cần phải viết bản tường trình
1. Một bạn đánh nhau với bạn
2. Bạn Tâm quên không mang vở bài tập Toán
3. Sáng qua, tổ 2 không làm trực nhật
4. Tổng kết buổi sinh hoạt ngoại khóa mà lớp em đã tham gia
5. Nhà láng giềng lấn sang phần đất nhà em khi họ xây nhà mới
Hướng dẫn làm bài
Các tình huống cần phải viết bản tường trình: 1,4,5
Còn những tình huống khác là báo cáo 2,3
Bài trước: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt ( Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8) Bài tiếp: Luyện tập về văn bản tường trình (Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8)