Trang chủ > Lớp 8 > Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8 > Thuyết minh về một phương pháp cách làm (Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8)

Thuyết minh về một phương pháp cách làm (Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8)

Thuyết minh về một phương pháp cách làm

A. Củng cố kiến thức cơ bản

1. Khi cần thuyết minh các bước làm một đồ vật (hay cách nấu một món ăn, may áo quần, …) người ta thường trình bày:

+ Nguyên liệu

+ Cách làm

+ Yêu cầu về thành phẩm

- Cách trình bày được trình bày: từ điều kiện, cách thức, trình tự …làm ra loại sản phẩm đó và những yêu cầu cần thiết đối với chất lượng của thành phẩm làm ra.

2. Khi giới thiệu về một phương pháp (cách làm) nào, người viết cần phải tìm hiểu, nắm chắc, phương pháp (cách làm) đó.

3. Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng

B. Bài tập củng cố

Em hãy thuyết minh về một món ăn dân tộc hoặc một món ăn mà rất yêu thích

Ví dụ: Các bước làm bánh chưng

Mở bài: Giới thiệu Tết truyền thống của Việt Nam và những món ăn đặc trưng trong đó có bánh chưng.

Thân bài:

1. Nguyên liệu chính: gạo nếp, thịt, đậu xanh, lá dong, hành khô. Ngoài ra còn cần lạt buộc, khuôn bánh (có nơi còn gói bánh chưng đường)

+ Gạo nếp chọn những hạt tròn, chắc.

+ Đậu xanh nên chọn loại có màu vàng tươi đẹp để làm nhân bánh chưng.

+ Lá dong cần phải không bị rách, tươi, gân chắc.

+ Thịt: chọn loại thịt ba chỉ không có nhiều mỡ

+ Hành củ: to, chọn loại hành thơm

2. Cách làm

a. Quy trình chuẩn bị

+ Lá gói bánh: lá dong rửa hai mặt cho thật sạch rồi để ráo nước

– Gạo nếp: vo thật sạch, ngâm để hạt được mềm

– Đỗ xanh: ngâm để tách vỏ, đồ lên hoặc để nguyên

– Thịt lợn: rửa sạch, cắt thành miếng vừa làm nhân

- Hành: Thái dọc

b. Gói bánh

+ Thường sử dụng khuôn khoảng 20 cm x 25 cm để gói bánh chưng cho vừa đẹp.

+ Khéo léo gấp bốn góc của lá dong lại, bên trong cho 1 lớp gạo nếp (khoảng gần 1 bát ăn cơm) sau đó cho nhân đậu xanh, thịt, hành, tiếp theo cho lớp gạo nếp lên trên.

+ Dùng dây để gói bánh chưng lại để cố định nhân bên trong không bị xê dịch trong quá trình nấu bánh.

c. Nấu bánh chưng

+ Tùy theo số lượng bánh mà chuẩn bị nồi to hay nhỏ.

+ Đổ nước sạch vào nồi, xếp bánh chưng vào nồi và nấu bằng củi trong thời gian từ 10 đến 12 tiếng (Thường xuyên tiếp củi, đổ nước vào trong quá trình luộc)

+ Sau khi vớt bánh ra phải đè để bánh rắn chắc

3. Yêu cầu thành phẩm

- Bánh chưng chín đều (không bị sống)

- Màu bánh chưng xanh

- Khi đè bánh tránh việc làm nhân bị lòi ra

4. Trang trí

+ Bánh chưng sau khi đã chín nhẹ nhàng bóc lớp lá dong. Cắt bánh cho ra đĩa.

+ Ăn kèm bánh chưng với nước các loại nước chấm hoặc một số món khác như củ hành muối, dưa món....

5. Sử dụng bánh chưng để làm gì?

+ Những chiếc bánh chưng đẹp được dùng để thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên.

+ Bánh chưng đãi khách đến nhà hoặc để làm quà biếu.

+ Dùng trong bữa ăn trong nhà trong những ngày Tết.

5. Ý nghĩa bánh chưng

+ Món ăn truyền thống dân tộc, tượng trưng cho sự hạnh phúc, tròn đầy trong năm mới.

+ Bày tỏ sự biết ơn đối với tổ tiên và đề cao nền văn minh lúa nước

Kết bài: Bánh chưng là món ăn truyền thống của người Việt Nam, cần được giữ gìn và phát triển truyền thống này.