Trang chủ > Lớp 8 > Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8 > Lựa chọn trật tự từ trong câu (Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8)

Lựa chọn trật tự từ trong câu (Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8)

Lựa chọn trật tự từ trong câu

A. Củng cố kiến thức cơ bản:

1. Định nghĩa:

- Trong một câu có thể có dùng nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách sẽ mang lại hiệu quả diễn đạt riêng.

- Người nói (người viết) cần phải biết cách lựa chọn trật tự từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp

2. Tác dụng:

- Thể hiện thứ tự nhất định của hoạt động, sự vật, hiện tượng, đặc điểm (Như sắp xếp theo thứ tự trước sau của hoạt động, thứ bậc quan trọng của sự vật, trình từ quan sát của người nói)

Ví dụ: Nhà em có 6 người: ông, bà, bố, mẹ, anh và em.

Hôm qua, em nấu cơm, lau nhà, giặt quần áo và làm bài tập.

- Nhấn mạnh đặc điểm, hình ảnh của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

- Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản.

Ví dụ: Cùng lắm, nó có giở quẻ thì hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù, hắn xem là chuyện bình thường.

- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm trong lời nói.

Ví dụ: Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

B. Bài tập vận dụng

Trật tự những từ ngữ và cụm từ in đậm dưới có tác dụng gì?

a. Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự hình thành và phát triển của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

(Phạm Văn Đồng)

b.

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng.

(Tố Hữu)

c.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đồi De, núi Hồng.

d. Ca Huế có tươi vui, sôi nổi, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán...

e. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa cố ngỏng đầu lên.

f. Ruộng, tôi có 5 sào. Tiền, tôi có rất nhiều.

g. Quần áo được tôi giặt rồi.

h. Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta cũng chụp rồi. (Nam Cao)

i. Nắng chói sông Lô,ô tiếng hát.

Hướng dẫn làm bài

a. Biểu thị thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng (Sắp xếp theo trật tự tăng dần)

b. Biểu thị thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng (Sắp xếp hành động dã man của giặc)

c. Nhấn mạnh các địa danh đã làm nên chiến thắng lẫy lừng

d. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng (Sắp xếp từ vui tới buồn)

e. Nhấn mạnh hành động của nhân vật

f. Nhấn mạnh với mục đích khoe khoang

g. Làm nổi bật hành động quần áo do tôi giặt

h. Nhấn mạnh làm nổi bật tầm quan trọng của thẻ và hình đều bị người ta giữ.

i. Nhằm tạo ra sự kết nối, âm hưởng ngân vang (từ Lô hợp âm với ô trong cùng một câu)