Trang chủ > Lớp 8 > Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8 > Câu nghi vấn (tiếp theo) (Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8)

Câu nghi vấn (tiếp theo) (Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8)

Câu nghi vấn (tiếp theo)

A. Củng cố kiến thức cơ bản

1. Đặc điểm hình thức

- Có chứa các từ nghi vấn: đâu, bao giờ, bao nhiêu, ai, gì, nào, tại sao, à, ư, hả, chứ, (có) … không, (đã) … chưa hoặc có từ “hay” (nối các quan hệ lựa chọn)

- Khi viết, câu nghi vấn thường kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (?)

- Nếu không sử dụng để hỏi thì có thể kết thúccâu bằng dấu chấm than (!), dấu chấm (.) hoặc dấu chấm lửng (…)

2. Chức năng:

- Chức năng chính sử dụng để hỏi

- Ngoài ra còn sử dụng để phủ định, đe dọa, cầu khiến, khẳng định, thể hiện tình cảm, cảm xúc…, không yêu cầu người đối thoại trả lời

B. Ví dụ minh họa

1. Chức năng sử dụng để hỏi:

Thoáng thấy mẹ về tới cổng, thằng Dần reo mừng nhảy chân sáo:

- U đi đâu từ lúc non trưa tới giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?

(Tắt đèn- Ngô Tất Tố)

-> Câu nghi vấn có chức năng để hỏi: U đi đâu từ lúc non trưa tới giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?.

- Đặc điểm hình thức: có dấu (?) ở cuối câu, có chứa các từ nghi vấn (không, sao)

- Đây là cuộc hội thoại giữa thằng Dần và mẹ. Dần muốn hỏi mẹ về lí do đi đâu lâu thể, có mua được gạo không và sao về không thế.

2. Chức năng dùng để cầu khiến:

An nói với Hoàng:

- Bạn có thể mở cửa giúp mình được không?

Hoàng trả lời:

- Được cậu.

-> Câu nghi vấn có chức năng để cầu khiến (có yêu cầu và đáp lại): Bạn có thể mở cửa giúp mình được không?.

- Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn (được không)

- Đây là cuộc trò chuyện giữa Hoàng và An. An muốn nhờ Hoàng mở cửa giúp mình với thái độ lịch sự (Hoàng có thể giúp hoặc không)

3. Chức năng sử dụng để khẳng định

- Ai dám bảo rằng chúng tôi không hạnh phúc?

-> Câu nghi vấn có chức năng để khẳng định (thường không có câu trả lời):

- Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) ở cuối câu, từ nghi vấn được sử dụng để khẳng định (ai, không)

- Câu nói với mục đích khẳng định: Chúng tôi hạnh phúc

4. Chức năng sử dụng để phủ định

- Sao cậu không học bài thế?

-> Câu nghi vấn có chức năng phủ định (thường có hoặc không có câu trả lời):

- Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) ở cuối câu, từ nghi vấn sử dụng để phủ định (sao, thế)

- Sử dụng để phủ định: Trước đó bạn không học bài

5. Chức năng sử dụng để đe doạ

- Con có học bài không thì bảo?

-> Câu nghi vấn có chức năng đe dọa (thường không có câu trả lời):

- Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) ở cuối câu, có chứa từ nghi vấn (không)

- Sử dụng để đe dọa: Mẹ muốn răn đe con về việc học tập

6. Chức năng sử dụng để thể hiện tình cảm, cảm xúc

- Sao nay mệt thế?

-> Câu nghi vấn có chức năng thể hiện tình cảm, cảm xúc (thường không có câu trả lời):

- Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) ở cuối câu, có chứa từ nghi vấn (sao, thế)

- Sử dụng để bộc lộ cảm xúc: Mệt mỏi

C. VẬN DỤNG LUYỆN TẬP

1. Xác định câu nghi vấn trong các ngữ liệu sau đây, chỉ ra các đặc điểm hình thức nào cho thấy đó là câu nghi vấn?

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng

Lượm ơi, còn không?

(Lượm – Tố Hữu)

b. Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi đã hiểu vì sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để bầu bạn. Vợ lão chết rồi. Con trai lão thì đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng giống như đêm, chỉ lủi thủi một mình thì ai mà chẳng buồn?. Những lúc buồn có con chó bầu bạn thì cũng đỡ cô đơn một chút.

(Lão Hạc – Nam Cao)

c. Chị Dậu ôm con vào lòng rồi ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi:

- Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây này!

Anh Dậu nằm thừ ra không cựa, cũng không trả lời. Chị Dậu lại gặng:

-Chắc thầy em mệt lắm thì phải? Từ sáng tới giờ đi những đâu? Hỏi vay của ai?

Vắt tay lên trán, anh Dậu thở dài một tiếng và cất cái giọng lề dề của người ốm:

-Tôi lên nhà lão Hội Ích.

-Có được đồng nào hay không?

- Chẳng được gì cả.

(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

d. Tôi cố vui vẻ theo em, nhưng hai hàng nước mắt đã ứa ra. Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

- Sao bố mãi chưa về nhỉ? Như vậy là em không thể chào bố trước khi đi.

Tôi nhìn sang cửa phòng bố. Đã mấy ngày rồi, bố vẫn không về. Tôi xót xa nhìn em. Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy.

(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)

e. Tôi quắc mắt:

- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày nói tao còn biết sợ ai ngoài tao nữa?

- Thưa bác, thế thì …hừ hừ… em xin sợ. Mời bác cứ đùa một mình thôi.

(Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)

f. Đấy, có tiếng người sang sảng quát:

- Mày muốn lôi thôi cái gì? … Cái thằng không cha không mẹ này! Mày muốn lôi thôi cái gì?

Đã bảo mà! Cái tiếng quát tháo kia là tiếng Lý Cường. Lý Cường đã về! Lý Cường đã về! Phải biết …A ha!

(Chí Phèo – Nam Cao)

g. Phó may:

- Mời ngài mặc thử bộ lễ phục chứ ạ?

Ông Giuốc - Đanh:

- Ừ, đưa đây tôi.

( Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục – Mô –li-e)

h. Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?

Em có tuổi hay không có tuổi?

Mái tóc em đây, hay là mây là suối?

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông?

Thịt da em hay là sắt là đồng?

(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu)

Hướng dẫn làm bài

Câu nghi vấnTác dụng
a. Lượm ơi, còn không?Thể hiện cảm xúc
b. Già rồi mà ngày giống như đêm, chỉ lủi thủi một mình thì ai mà chẳng buồn?.Khắng định

c. Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế?

- Chắc thầy em mệt lắm thì phải? Từ sáng tới giờ đi những đâu? Hỏi vay của ai?

-Có được đồng nào hay không?

Hỏi
d. Sao bố mãi chưa về nhỉ?Phủ định
e. Sợ gì? Mày nói tao sợ cái gì? Mày nói tao còn biết sợ ai ngoài tao nữa?Khẳng định
f. Mày muốn lôi thôi cái gì? … Cái thằng không cha không mẹ này! Mày muốn lôi thôi cái gì?Đe dọa
g. Mời ngài mặc thử bộ lễ phục chứ ạ?Cầu khiến

h. Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?

Em có tuổi hay không có tuổi?

Mái tóc em đây, hay là mây là suối?

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông?

Thịt da em hay là sắt là đồng?

Bộc lộ cảm xúc

2. Đặt 4 câu nghi vấn không sử dụng để hỏi mà để:

- Yêu cầu một người nói chuyện nhỏ hơn

- Khẳng định một người bạn hôm qua học bài quá khuya.

- Bộc lộ cảm xúc về thời tiết hôm nay.

- Đe dọa một con vật.

Hướng dẫn làm bài

Yêu cầuCâu nghi vấn
- Yêu cầu người khác nói chuyện nhỏ điCậu có thể nói chuyện bé tiếng hơn được không?
-Khẳng định một người bạn hôm qua đã làm bài tập đến quá khuya.Hôm qua, cậu học bài tới tận khuya phải không?
- Thể hiện cảm xúc về thời tiết hôm nay.Sao hôm nay nắng thế nhỉ?
- Đe dọa một con vậtMày có im ngay không thì bảo?

3. Viết đoạn văn ngắn hoặc một đoạn hội thoại (chủ đề tự chọn) dùng câu nghi vấn. Gạch chân dưới câu nghi vấn đó và chỉ ra các đặc điểm hình thức và chức năng của nó.

Hướng dẫn làm bài

Tôi hỏi mẹ:

-Mẹ ơi! Nay mẹ có đi đâu không ạ?

Mẹ tôi trả lời:

- Nay mẹ ở nhà con à. Thế hôm nay con có đi chơi với bạn không?

Tôi trả lời:

-Con không mẹ à. Hay mẹ con mình đi xem phim đi mẹ?

Mẹ trả lời:

-Ừ, thế con chuẩn bị đi. Lát mẹ con mình cùng đi xem phim.

Tôi vui vẻ trả lời:

-Dạ. Con cảm ơn mẹ.

Câu nghi vấnĐặc điểm hình thứcChức năng
Hôm nay mẹ có đi đâu không ạ?-Kết thúc câu bằng dấu (?) và có từ nghi vấn (không)Hỏi
Thế hôm nay con có đi chơi với bạn không?-Kết thúc câu bằng dấu (?) và có từ nghi vấn (không)Hỏi
Hay mẹ con mình cùng đi xem phim đi mẹ?-Kết thúc câu bằng dấu (?) và có từ nghi vấn (Hay)Cầu khiến