Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang - trang 24 VBT Sinh học 7
I. Sứa (trang 24 VBT Sinh học 7)
1. (trang 24): Quan sát hình 9.1 (SGK) đánh dấu (✓) vào bảng 1:
Hướng dẫn giải:
Bảng 1. So sánh đặc điểm của sứa với thủy tức
2. (trang 24): Đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do là gì?
Hướng dẫn giải:
* Những đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do là:
- Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn
- Miệng phía dưới, có tế bào tự vệ
- Di chuyển bằng cách co bóp dù
II. Hải quỳ (trang 24 VBT Sinh học 7)1. (trang 24): Nêu cấu tạo, lối sống của hải quỳ?
Hướng dẫn giải:
* Cấu tạo, lối sống của hải quỳ được trình bày như sau:
- Cơ thể hình trụ to, ngắn, miệng ở trên, tầng keo dày, rải rác có gai xương, khoang tiêu hoá xuất hiện vách ngăn
- Không di chuyển có đế bám
- Có lối sống tập trung một số cá thể
III. San hô (trang 25 VBT Sinh học 7)1. (trang 25): Quan sát hình 9.3 (SGK) đánh dấu (✓) vào bảng 2.
Hướng dẫn giải:
Bảng 2. So sánh san hô với sứa
Ruột khoang biển có rất nhiều loài, đa dạng và phong phú. Cơ thể sứa hình dù, cấu tạo cơ thể thích nghi với lối sống bơi lội. Hải quỳ, san hô cơ thể hình trụ, thích nghi với lối sống bám. Riêng san hô còn phát triển khung xương bất động và có tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn. Chúng đều là động vật ăn thịt và có các tế bào gai độc tự vệ.
Câu hỏi (trang 25 VBT Sinh học 7)1. (trang 25): Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Cách di chuyển của sứa trong nước:
- Sứa di chuyển bằng dù, khi dù phồng lên, nước biển được hút vào. Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra phía sau, gây ra phản lực đẩy sứa tiến nhanh về phía trước.
=> Như vậy, sứa di chuyển bằng tạo ra phản lực, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng.
2. (trang 25): Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
Hướng dẫn giải:
Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi:
- Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau.
Chúng chi khác nhau ở chỗ:
+ Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra đế sống độc lập.
+ Ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển đế tạo thành tập đoàn.
3. (trang 25): Cành san hô được dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thế chúng?
Hướng dẫn giải:
Cành san hô được con người dùng trang trí thực chất chính là khung xương bằng đá vôi của san hô.
Bài trước: Bài 8: Thủy tức - trang 21 VBT Sinh học 7 Bài tiếp: Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang - trang 26 VBT Sinh học 7