Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Sinh học 7 > Bài 8: Thủy tức - trang 21 VBT Sinh học 7

Bài 8: Thủy tức - trang 21 VBT Sinh học 7

I. Hình dạng ngoài và di chuyển (trang 21 VBT Sinh học 7)

Câu 1. (trang 21 VBT Sinh học 7): Quan sát hình 8.2 (SGK) mô tả bằng lời hai cách di chuyển của thủy tức.

Hướng dẫn giải:

Thủy tức có 2 cách di chuyển đó là: Di chuyển kiểu sâu đo và di chuyển kiểu lộn đầu. Cụ thể hai cách di chuyển của thủy tức được trình bày như sau:

- Di chuyển kiểu sâu đo:

Đầu tiên thủy tức cắm miệng xuống sau đó co cơ thể lại rồi dùng đế trườn người về phía trước.

- Di chuyển kiểu lộn đầu:

Đầu thiên cắm miệng xuống sau đó để đế lên trên rồi để đế ra phía trước rồi đứng thẳng dậy.

II. Cấu tạo trong (trang 22 VBT Sinh học 7)

1. (trang 22): Lựa chọn tên các tế bào (tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào mô bì – cơ, tế bào mô cơ – tiêu hóa, tế bào sinh sản) sao cho phù hợp với chức năng của chúng, điền vào bảng sau:

Hướng dẫn giải:

Bảng: Cấu tạo, chức năng một số tế bào thành cơ thể thủy tức

Bài 8: Thủy tức ảnh 1
III. Dinh dưỡng (trang 22,23 VBT Sinh học 7)

1. (trang 22 VBT Sinh học 7): Quá trình bắt mồi của thủy tức:

Hướng dẫn giải:

Quy trình bắt mồi của thủy tức như sau:

Khi đói, thuỷ tức vươn dài đưa tua miệng quờ quạng khắp xung quanh. Tình cờ chạm phải mồi lập tức tế bào gai ờ tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi.

2. (trang 23): Quá trình tiêu hóa mồi của thủy tức:

Hướng dẫn giải:

- Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?

Thủy tức vươn dài tua miệng sau đó đưa mồi vào miệng.

- Nhờ loại tế bào nào của cơ thể thủy tức mà mồi được tiêu hóa?

Nhờ tế bào mô cơ tiêu hóa ở khoang tiêu hóa mà mồi được tiêu hóa.

- Thủy tức có ruột túi nghĩa là chỉ có một lỗ miệng duy nhất thông với ngoài, vậy chúng thải bã bằng cách nào?

Chất thải được đưa ra ngoài qua lỗ miệng
IV. Sinh sản (trang 23 VBT Sinh học 7)

1. (trang 23): Điền câu thích hợp vào chỗ trống:

Hướng dẫn giải:

Khi đầy đủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. chồi con khi tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.

Vào mùa lạnh, ít thức ăn thủy tức sinh sản hữu tính, tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần cuối cùng tạo thành thủy tức con.

Thủy tức có khả năng tái sinh cơ thể chỉ từ một phần cơ thể cắt ra.

Ghi nhớ (trang 23)

Thủy tức có cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn, sống bám, nhưng có thể di chuyển chậm chạp. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào gồm nhiều loại tế bào có cấu tạo phân hóa. Thủy tức bắt mồi nhờ các tua miệng. Quá trình tiêu hóa thực hiện trong ruột túi. Thủy tức sinh sản vừa vô tính, vừa hữu tính. Chúng có khả năng tái sinh.

Câu hỏi (trang 23,24 VBT Sinh học 7)

1. (trang 23): Tế bào gai có ý nghĩa gì trong đời sống của thủy tức?

Hướng dẫn giải:

* Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức:

Tế bào gai có vai trò tự vệ, tấn công và bắt mồi. khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi. Đây cũng là đặc điếm chung của tất cả các đại diện khác ở ngành ruột khoang.

2. (trang 23): Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?

Hướng dẫn giải:

Cơ thể thủy tức chi có một lỗ duy nhất thông với bên ngoài. Cho nên thủy tức lây thức ăn và thải chất cặn bã đều qua lỗ miệng. Đây cũng là đặc điếm chung cho kiểu cấu tạo ruột túi ở ngành Ruột khoang.

3. (trang 24): Phân biệt thành phần tế bào lớp ngoài và lớp trong ở thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này?

Hướng dẫn giải:

Lớp tế bào Loại tế bào Chức năng
Lớp ngoài Các tế bào phân hóa: tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào mô bì – cơ, tế bào mô cơ – tiêu hóa, tế bào sinh sản Bảo vệ, giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ, sinh sản.
Lớp trong Tế bào cơ, tế bào tiêu hóa Tiêu hóa ở ruột