Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét - Trang 17 VBT Sinh học 7
I. Trùng kiết lị - Trang 17 Vở bài tập Sinh học 7
1. Đánh dấu (x) vào ô trống sau những câu trả lời đúng trong các câu sau:
Hướng dẫn giải:
- Trùng kiết lị tương đồng với trùng biến hình ở điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây:
Có chân giả | x | Có chuyển động tích cực | |
Sống tự do trong tự nhiên | Có cáchthức bào xác |
- Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở điểm nào dưới đây:
Chỉ ăn hồng cầu | x | Có chân giả ngắn | x |
Có chân giả dài | Không có hại |
II. Trùng sốt rét - Trang 17,18 Vở bài tập Sinh học 7
1. Thảo luận nhóm và điền kết quả vào bảng dưới đây:
Hướng dẫn giải:
Bảng. So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét
2. Điền vàng bảng dưới đây các biện pháp cụ thể để phòng chống bệnh sốt rét
Hướng dẫn giải:
Cách phòng chống | Diệt muỗi Anophen | Tiêu diệt bọ gậy | Ngăn muỗi đốt | Dùng thuốc chữa bệnh |
Các biện pháp cụ thể | Sinh hoạt sạch sẽ, ngăn nắp, diệt muỗi anophen. Quét dọn, phát quang bụi rậm thường xuyên | Khai thông cống rãnh, đậy kín các bể nước, thả cá để diệt bọ gậy | Mắc màn chống muỗi | Dùng thuốc và tiêm phòng đầy đủ |
Ghi nhớ - Trang 18 Vở bài tập Sinh học 7
Trùng kiết lị và trùng sốt rét thích nghi rất tốt với lối sống kí sinh. Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột của người và động vật. Trùng sốt rét kí sinh ở máu người; thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi Anophen. Cả 2 đều phá hủy hồng cầu gây nên bệnh nguy hiểm. Trùng sốt rét lây truyền qua muỗi Anophen, nên việc phòng chống sốt rét khó hơn và lâu dài, nhất là ở nông thôn, vùng núi
Câu hỏi - Trang 18,19 Vở bài tập Sinh học 7
1. Dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét giống và khác nhau ở điểm gì?
Hướng dẫn giải:
Cả hai đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng 1 loại tế bào là hồng cầu
Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác biệt sau:
- Trùng kiết lị lớn, có thể nuốt được nhiều hồng cầu cùng một lúc, sau đó sinh sản bằng cách chia đôi liên tiếp theo cấp số nhân
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên kí sinh vào hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, sau đó sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) sau đó phá hủy hồng cầu đế ra ngoài. Rồi mỗi trùng kí sinh lại đi vào các hồng cầu khác đế lặp lại quá trình như trước. Điều này lý giải hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu
2. Trùng kiết lị có tác hại gì đối với sức khỏe con người?
Hướng dẫn giải:
Trùng kiết lị gây ra các vết loét hình dạng miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây nên hiện tượng chảy máu. Nó sinh sản rất nhanh để lây ra khắp thành ruột, khiến cho người bệnh đi ngoài liên tục, suy giảm sức khỏe rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
3. Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi, nông thôn?
Hướng dẫn giải:
Vì ở đây có các khu vực thuận lợi cho quá trình sống của muỗi anôphen mang mầm bệnh (trùng sốt rét) như: vùng cây cối rậm rạp, có nhiều vùng lầy,....
Bài trước: Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày - Trang 14 VBT Sinh học 7 Bài tiếp: Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh - trang 19 VBT Sinh học 7