Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học - trang 126 VBT Sinh học 7
II. Biện pháp đấu tranh sinh học (trang 126,127 VBT Sinh học 7)
1. (trang 126 VBT Sinh học 7): Điền vào bảng sau tên thiên địch được sử dụng và tên sinh vật gây hại tương ứng:
Hướng dẫn giải:
Bảng. Các biện pháp đấu tranh sinh học
Các biện pháp đấu tranh sinh học | Tên sinh vật gây hại | Tên thiên địch |
Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại | Chuột, Sâu bọ, cua ốc | Mèo, Gia cầm |
Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại | Trứng sâu xám | Ong mắt đỏ |
Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền diệt sinh vật gây hại | Thỏ | Vi khuẩn Myoma |
2. (trang 127): Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại.
Hướng dẫn giải:
- Sử dụng cho các loài phân tính. Ví dụ như ruồi
- Người ta tiêu diệt hết các con đực để khiến cho các con cái không sinh đẻ ra con được.
→ Kết quả: các thế hệ sau không được duy trì.
Câu hỏi (trang 127 VBT Sinh học 7)1. (trang 127): Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học?
Hướng dẫn giải:
Những biện pháp đấu tranh sinh học:
- Sử dụng thiên địch:
+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại;
+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
2. (trang 127): Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ cụ thể:
Hướng dẫn giải:
Tên các biện pháp đấu tranh sinh học | Ví dụ | |||
Sử dụng thiên địch | Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm | Gây vô sinh diệt động vật gây hại | ||
Ưu điểm | Không gây ô nhiễm môi trường | Hiệu quả cao | Hiệu quả cao | Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. |
Hạn chế | Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Thiên địch phát triển mạnh ảnh hưởng tới loài khác | Có thể truyền bệnh cho loài khác | Có thể gây mất cân bằng sinh học | Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. |