Bài 55: Tiến hóa về sinh sản - trang 119 VBT Sinh học 7
1. (trang 119 VBT Sinh học 7): Em hãy cho biết ở Động vật không xương sống, những đại diện nào có hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi hoặc mọc chồi.
Hướng dẫn giải:
Ở Động vật không xương sống, những đại diện có hình thức sinh sản vô tính bằng cách:
- Phân đôi: trùng biến hình, trùng roi, trùng giày
- Mọc chồi: thủy tức, san hô
II. Sinh sản hữu tính (trang 119 VBT Sinh học 7)1. (trang 119): Hãy so sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính?
Hướng dẫn giải:
* So sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính:
Giống nhau: Đều tạo ra thế hệ sau
Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính | |
Khác nhau | - Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái - Con sinh ra từ 1 phần cơ thể mẹ | - Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo hợp tử - Hợp tử phát triển thành cơ thể mới |
2. (trang 119): Hãy cho biết giun đất, giun đũa, cá thể nào là lưỡng tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong, dùng dấu (+) điền vào ô trống.
Hướng dẫn giải:
Cơ thể | Hình thức thụ tinh | |||
Lưỡng tính | Phân tính | Thụ tinh trong | Thụ tinh ngoài | |
Giun đất | + | + | ||
Giun đũa | + | + |
1. (trang 119): Lựa chọn câu thích hợp điền vào các ô trống ở bảng sau?
Hướng dẫn giải:
Bảng: Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật
Tên loài | Thụ tinh | Sinh đẻ | Phát triển phôi | Tập tính bảo vệ trứng | Tập tính nuôi con |
Trai sông | Thụ tinh ngoài | Đẻ trứng | Biến thái | Không | Con non (ấu trùng hay nòng nọc) tự đi kiếm mồi |
Châu chấu | Thụ tinh trong | Đẻ trứng | Biến thái | Không | Con non (ấu trùng hay nòng nọc) tự đi kiếm mồi |
Cá chép | Thụ tinh ngoài | Đẻ trứng | Trực tiếp (không nhau thai) | Không | Con non (ấu trùng hay nòng nọc) tự đi kiếm mồi |
Ếch đồng | Thụ tinh ngoài | Đẻ trứng | Trực tiếp (không nhau thai) | Không | Con non (ấu trùng hay nòng nọc) tự đi kiếm mồi |
Thằn lằn bóng đuôi dài | Thụ tinh ngoài | Đẻ trứng | Trực tiếp (không nhau thai) | Không | Con non (ấu trùng hay nòng nọc) tự đi kiếm mồi |
Chim bồ câu | Thụ tinh trong | Đẻ trứng | Trực tiếp (không nhau thai) | Làm tổ, ấp trứng | Bằng sữa diều, mớm mồi |
Thỏ | Thụ tinh trong | Đẻ con | Trực tiếp (có nhau thai) | Đào hang, lót ổ | Bằng sữa mẹ |
- Dựa vào bảng đã điền, hãy nêu lợi ích của sự thụ tinh trong, đẻ con, phôi phát triển trực tiếp, không hoặc có nhau thai, các hình thức bảo vệ trứng và nuôi con.
Lợi ích của sự thụ tinh trong, đẻ con, phôi phát triển trực tiếp, không hoặc có nhau thai, các hình thức bảo vệ trứng và nuôi con: đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh sản cao: nâng cao tỷ lệ thụ tinh, tăng tỷ lệ con non sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh của con non.
Câu hỏi (trang 120,121 VBT Sinh học 7)1. (trang 120): Hãy kể tên các hình thức sinh sản ở động vật và sự phân biệt các hình thức sinh sản đó. Em hãy điền các thông tin còn thiếu vào các chỗ trống trong bảng sau:
Hướng dẫn giải:
Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính | ||
Phân đôi | Mọc chồi | Thụ tinh ngoài | Thụ tinh trong |
Là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và cái kết hợp với nhau | Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) | ||
Cơ thể lớn đến 1 kích thước nhất định thì phân đôi thành 2 cơ thể con giống hệt mẹ | 1 tế bào trên cơ thể lớn nhanh hơn bình thường và phát triển thành cơ thể con | Thụ tinh ngoài cơ thể mẹ | Thụ tinh trong cơ thể mẹ |
2. (trang 121): Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính và cho ví dụ cụ thể?
Hướng dẫn giải:
* Sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính:
- Thụ tinh ngoài → thụ tinh trong
- Đẻ nhiều trứng → đẻ ít trứng → đẻ con
- Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai
- Con non không được nuôi dưỡng → con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → được học tập thích nghi với cuộc sống
Ví dụ: trai sông (thụ tinh ngoài) → châu chấu (thụ tinh trong)
Bài trước: Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể - trang 118 VBT Sinh học 7 Bài tiếp: Bài 56: Cây phát sinh giới động vật - trang 121 VBT Sinh học 7