Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Sinh học 7 > Bài 13: Giun đũa - trang 32 VBT Sinh học 7

Bài 13: Giun đũa - trang 32 VBT Sinh học 7

I. Cấu tạo ngoài của giun đũa (trang 32 VBT Sinh học 7)

1. (trang 32): Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau:

Hướng dẫn giải:

Giun đũa có kích thước bằng chiếc đũa. Lớp vỏ cutincun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.

II. Cấu tạo trong và di chuyển (trang 32 VBT Sinh học 7)

1. (trang 32): Điền cụm từ về đặc điểm cấu tạo trong của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh:

Hướng dẫn giải:

Cơ thể giun đũa hình ống. Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có: ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng phía trước cơ thể giữa ba môi bé và kết thúc ở lỗ hậu môn; Các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột. Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp động tác chui rúc trong môi trường kí sinh.

III. Dinh dưỡng (trang 33 VBT Sinh học 7)

1. (trang 33): Giun cái dài và mập hơn giun đực, có ý nghĩa sinh học gì?

Hướng dẫn giải:

Giun cái dài và mập hơn giun đực để đảm bảo đẻ ra được số lượng trứng lớn

2. (trang 33): Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Lớp vỏ cuticun có chức năng giúp giun đũa không bị tiêu hủy bới các dịch tiêu hóa trong ruột non người, nếu mất đi lớp vỏ này giun đũa sẽ bị tiêu hủy như các loại thức ăn.

3. (trang 33): Ruột thẳng kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn? Tại sao?

*Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui được vào ống mật người và hậu quả sẽ như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Ruột thẳng kết thúc tại hậu môn ở giun đũa thì tốc độ tiêu hóa của nó cao hơn giun dẹp (chưa có hậu môn) vì thức ăn sẽ đi theo đường thẳng nhanh hơn đường vòng.

- Với đặc điểm thuôn nhọn 2 đầu, cơ dọc phát triển mà giun đũa chui được vào ống mật người gây tắc ống mật dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

IV. Sinh sản (trang 33 VBT Sinh học 7)

1. (trang 33): Để phòng bệnh giun đũa người ta phải rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống, tại sao?

Hướng dẫn giải:

Để phòng bệnh giun đũa người ta phải rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống bởi giun đũa có một đoạn vòng đời ngoài cơ thể người mắc bệnh (trứng giun theo phân ra ngoài và phát tán trong môi trường).

2. (trang 33): Vì sao y học khuyên mỗi người trong một năm nên tẩy giun từ một đến hai lần?

Hướng dẫn giải:

Trong y học, khuyên mỗi người trong một năm nên tẩy giun từ một đến hai lần là bởi Tẩy giun giúp làm giảm các loại giun có trong đường ruột gây tắc ống mật, rối loạn tiêu hóa.

Ghi nhớ (trang 33 VBT Sinh học 7)

Giun đũa kí sinh ở ruột người. Chúng bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức, ống tiêu hóa có thêm ruột sau và hậu môn. Giun đũa phân tính và tuyến sinh dục có dạng ống phát triển. Giun đũa thích nghi cao với đời sống kí sinh: có vỏ cuticun, dinh dưỡng khỏe, đẻ nhiều trứng và có khả năng phát tán rộng.

Câu hỏi (trang 34 VBT Sinh học 7)

1. (trang 34): Đặc điểm cấu tạo giun đũa khác với sán lá gan?

Hướng dẫn giải:

2. (trang 34): Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe người?

Hướng dẫn giải:

Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người:

- Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.

- Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.

- Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.

- Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng.

3. (trang 34): Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Hướng dẫn giải:

Với những tác hại mà giun đũa gây ra, con người nên có các biện pháp phòng chống:

- Ăn chín, uống sôi,

- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

- Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống,

- Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.

- Diệt trừ ruồi nhặng,

- Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.

- Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.