Trang chủ > Lớp 7 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 (có đáp án) > Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2) - Ngữ Văn Lớp 7

Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2) - Ngữ Văn Lớp 7

Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 2)
Câu 1: (3,0 điểm)
1.
a) Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài được kể theo ngôi thứ mấy? Đó là lời kể của ai?
b) Có mấy cuộc chia tay được kể lại trong văn bản? Đó là những cuộc chia tay nào?
c) Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn gửi điều gì đến mỗi người?
2.
a) Chép lại thuộc lòng bài thơ "Cảnh khuya".
b) Tác giả của bài thơ là ai? Bài thơ được sáng tác năm nào? Ở đâu? Theo thể thơ gì?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Chỉ ra các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ "Cảnh khuya".
b) Nêu tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.
Câu 3: (5,0 điểm)
Từ các tác phẩm "Mẹ tôi", "Những câu hát về tình cảm gia đình", "Bạn đến chơi nhà" trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, tập một, em hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người.
Đáp án và Thang điểm
Câu 1: (3,0 điểm)
1.
a) Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" được kể theo ngôi kể thứ nhất (nhân vật chính xưng “tôi”): là nhân vật Thành - anh trai Thủy (1 điểm)
b) Có 4 cuộc chia tay được thể hiện trong văn bản: (1 điểm)
- Cuộc chia tay của cha mẹ Thành và Thủy
- Cuộc chia tay với lớp học
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy
c) Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: (1 điểm)
- Tổ ấm gia đình là điều vô cùng quan trọng
- Cần phải biết bảo vệ, vun vén cho tổ ấm đó và không nên để những đứa trẻ phải gánh nỗi đau chia lìa
2.
a) Chép lại thuộc lòng bài thơ "Cảnh khuya":
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
b) Bài thơ này được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Tác giả Hồ Chí Minh
- Sáng tác năm 1947 khi chúng ta đang trong chiến dịch Việt Bắc Thu đông
Câu 2: (2,0 điểm)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ: So sánh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
→ Tiếng suối hiện lên sinh động, trong trẻo và có hồn
Biện pháp điệp ngữ: “chưa ngủ”
→ Diễn tả nỗi lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trăn trở, âu lo cho vận mệnh dân tộc.
Câu 3: (5,0 điểm)
Trình bày rõ ràng mạch lạc, có bố cục đầy đủ 3 phần (0,5 điểm)
Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu đặc điểm chung trong các tác phẩm “Mẹ tôi”, “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Bạn đến chơi nhà”: thể hiện tình cảm gia đình, tình mẹ, tình bạn.
- Gợi nhắc nghĩ suy về tình cảm giữa con người với con người, đó là tình cảm thiêng liêng, đặc biệt trong lòng mỗi người, cần phải biết trân trọng.
Thân bài: (2 điểm)
- Tình cảm thương yêu, gần gũi thân mật giữa con người với con người
- Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử
- Tình cảm bạn bè chân thành, thiết tha
* Những tình cảm thiêng liêng, chân thành của con người đi vào trong thơ ca một cách tự nhiên, gần gũi.
Suy nghĩ và cảm nhận của em về hạnh phúc khi được sống giữ tình yêu thương của mọi người:
+ Những kỉ niệm sâu sắc của bản thân thể hiên tình cảm với người thân, bạn bè
+ Tình yêu thương, hành động của mọi người dành cho mình
+ Tình cảm giúp nâng đỡ con người vượt qua khó khăn, gian khổ. Vun đắp cho con người những hành động, lời nói tốt đẹp, yêu thương
Kết bài: (1 điểm)
Suy nghĩ của em về tình cảm của con người. Bài học rút ra cho bản thân, luôn biết yêu thương, trân trọng mọi người, đặc biệt những người gần gũi với bản thân mình.