Trang chủ
> Lớp 7
> Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 (có đáp án)
> Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn Lớp 7
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn Lớp 7
Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3đ)
Câu 1: Ai là tác giả của truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê’’.
A. Lí Lan B. Thạch Lam C. Khánh Hoài D. Xuân Quỳnh
Câu 2: Đọc câu ca dao sau đây:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
“Trái bần trôi” trong câu ca dao trên tượng trưng cho thân phận của ai?
A. Nhân dân lao động ngày xưa B. Người nông dân ngày xưa.
C. Những người nghèo khổ D. Người phụ nữ ngày xưa
Câu 3: Bài thơ “Sông núi nước Nam’’ được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, vậy nội dung tuyên ngôn độc lập ở đây là gì?
A. Lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước
B. Lời tuyên bố về nền độc lập của nước ta
C. Lời tuyên bố về quyền tự do của nước ta
D. Lời tuyên bố kết thúc chiến tranh
Câu 4: Câu nào nêu đúng nội dung chính bài “Phò giá về kinh”.
A. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
B. Lời cổ vũ, động viên tinh thần đấu tranh chống kẻ thù.
C. Lời ngợi ca tinh thần đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
D. Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
Câu 5: Tác giả muốn nói lên điều gì thông qua bài thơ “Bánh trôi nước”?
A. Miêu tả chiếc bánh trôi nước hình tròn, xinh xắn, làm bằng bột trắng, phẩm chất thơm, ngon.
B. Miêu tả quá trình luộc bánh từ lúc mới bỏ vào đến khi bánh chín.
C. Qua chiếc bánh trôi nước, tác giả muốn nói lên thân phận khổ cực của người phụ nữ ngày xưa.
D. Miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa cả về hình thể và tính cách thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
Câu 6: Đọc hai câu thơ sau đây:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.
Hãy cho biết cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ trên được miêu tả như thế nào?
A. Tươi tắn, sinh động B. Phong phú, tràn đầy sức sống.
C. Um tùm, rậm rạp D. Hoang vắng, thê lương
PHẦN II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1: (3đ) Hãy chép lại thuộc lòng bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
Câu 2: (4đ) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về một bài ca dao mà em yêu thích trong chương trình Ngữ văn 7, tập 1.
Đáp án và thang điểm
PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3đ)
1 – C | 2 – D | 3 – A | 4 – A | 5 – D | 6 – C |
PHẦN II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1:
- Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang”:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
- Gía trị nội dung và nghệ thuật bài thơ:
+ Nội dung: Khung cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà hoang vu, hẻo lánh, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ đồng thời diễn đạt nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn cô đơn lặng thầm của tác giả.
+ Nghệ thuật: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Sử dụng các từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ
Câu 2:
- Cảm nghĩ về bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời”
* Hai câu đầu: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái:
- So sánh “công cha” với “núi”, “nghĩa mẹ” với “nước” - hình ảnh vừa cụ thể vừa trừu tượng làm nổi bật công cha nghĩa mẹ dành cho con cái là vô cùng lớn lao chẳng thể đo đếm được.
- Sử dụng phép đối: “Công cha” – “Nghĩa mẹ”; “Núi ngất trời” – “nước biển Đông” ⇒ Tạo nê cách nói truyến thống khi ca ngợi công lao cha mẹ trong ca dao
* Hai câu sau: Là lời nhắn nhủ ân tình tha thiết về đạo làm con.
- “ Cù lao chín chữ” là một thành ngữ Hán Việt -> tượng trưng cho công lao sinh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ con cái vất vả, khó nhọc nhiều bề của cha mẹ.
- Khuyên những người con biết ghi lòng tạc dạ công ơn to lớn của ba má.