Trang chủ > Lớp 7 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước
(SGK Văn 7, tập 2)
1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh.
b. Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh.
c. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng.
d. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt – Đặng Thai Mai.
2. Câu văn nào nêu rõ nhất luận điểm của đoạn văn trên?
a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
b. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
c. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
a. Miêu tả.
b. Biểu cảm.
c. Nghị luận.
d. Tự sự.
4. Trong những câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ về con người và xã hội?
a. Đói cho sạch, rách cho thơm.
b. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
c. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
d. Không thầy đố mày làm nên.
5. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
AB
(1) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta(a) Tiếng Việt – một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc (1967)
(2) Sự giàu đẹp của Tiếng Việt(b) Bình luận văn chương.
(3) Đức tính giản dị của Bác Hồ(c) Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.
(4) Ý nghĩa văn chương(d) Báo cáo chính trị - Đại hội Đảng lần II – 1951.
II. Tự luận (7 điểm)
1. Chép lại 3 câu tục ngữ về con người và xã hội em được học trong chương trình Ngữ văn 7. Nêu cảm nhận của em về một trong 3 câu tục ngữ đó. (2 điểm).
2. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh đức tính giản dị của Bác trong đời sống, trong quan hệ với mọi người và trong lời ăn tiếng nói, bài viết? (5 điểm)
Đáp án và thang điểm
I. Trắc nhgiệm
2345
aacb1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b
II. Tự luận
1.
- Học sinh chép đúng, đủ 3 câu tục ngữ về con người và xã hội. (1đ)
- Học sinh nêu cảm nhận về câu tục ngữ:
+ Chỉ ra nội dung của câu tục ngữ (đúc rút kinh nghiệm trên phương diện nào, phân tích). (0.5đ)
+ Chỉ ra nghệ thuật của câu tục ngữ (từ ngữ, hình ảnh, kết cấu…)(0.5đ).
2. Những dẫn chứng chứng minh đức tính giản dị của Bác:
- Trong đời sống hàng ngày: bữa ăn, căn nhà (1.5đ):
+ Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản.
+ Lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm.
+ Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn thừa lại thì được sắp xếp tươm tất.
+ Căn nhà sàn chỉ có vẻn vẹn vài ba phòng.
- Trong lối sống (1.5đ):
+ Bác suốt đời làm việc, suốt đời lao động, từ việc rất lớn: việc cứu nước cứu dân đến việc rất nhỏ…
+ Việc gì Bác tự làm được thì không để người khác giúp.
+ Bác đặt tên cho số đồng chí phục vụ cái tên gộp lại là ý chí đấu tranh và chiến thắng.
- Trong lời nói và bài viết (1đ):
+ Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
=> Tác giả chọn lựa những luận cứ xác thực, phong phú, có sức thuyết phục. Những điều nói ra đều được đúc rút từ thực tiễn gắn bó gần gũi, lâu dài của tác giả với Bác càng làm nổi bật được đức tính giản dị của Bác (1đ)
- Liên hệ đức tính giản dị trong đời sống.