Trang chủ > Lớp 7 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3đ)
Câu 1: Xác định từ láy trong những từ sau đây:
A. Đằng đông B. Sáng sớm C. Thơm tho D. Đây đó.
Câu 2: Các đại từ: Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày … dùng để trỏ gì?
A. Người. B. Số lượng.
C. Hoạt động, tính chất, sự việc. D. Người hoặc sự vật
Câu 3: Câu sau đây mắc lỗi gì về quan hệ từ “Chúng tôi lắng nghe câu chuyện đầu đến cuối
A. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
B. Thiếu quan hệ từ.
C. Thừa qua hệ từ
D. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết
Câu 4: Chọn các từ đồng nghĩa dưới đây điền vào dấu (... ) trong câu văn sau sao cho phù hợp với sắc thái biểu cảm: "Mẹ Nguyễn Thị Thứ là người mẹ Việt Nam anh hùng, có nhiều con (... ) trong các cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc".
A. Hi sinh B. Chết C. Tử nạn D. Mất
Câu 5: Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “Thân thiết”?
A. Yêu thương B. Quý mến C. Kẻ thù D. Thương nhớ
Câu 6: Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ:
Tuy trời nắng nóng nên chúng tôi vẫn quyết định đi chơi.”
A. Thừa quan hệ từ
B. Thiếu quan hệ từ
C. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
PHẦN II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1: Thế nào là từ đồng âm, cho ví dụ minh họa.
Khi sử dụng từ đồng âm, ta cần phải lưu ý điều gì?
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) trong đó có sử dụng quan hệ từ. Chỉ ra các quan hệ từ được sử dụng đó.
Đáp án và thang điểm
PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3đ)
1 – C2 – D3 – B4 – A5 – C6 – C
PHẦN II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1:
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Ví dụ:
+ Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
+ Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
- Trong giao tiếp cần phải lưu ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh bị hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
Câu 2: Tham khảo: Đoạn văn viết về người bạn thân
Em có một người bạn thân tên là Nga. Tuy em và bạn ấy không học cùng lớp nhưng chúng em vẫn chơi với nhau rất thân. Nhà em bạn ấy gần nhau, thế chúng em hay sang nhà nhau chơi. Nga là một bạn nữ xinh xắn, dễ thương, đặc biệt bạn học rất giỏi. tính cách vui vẻ, hòa đồng nên em rất yêu quý bạn ấy.