Trang chủ > Lớp 7 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1) - Ngữ Văn lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1) - Ngữ Văn lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3đ)
Câu 1: Văn bản “Mẹ tôi” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả
Câu 2: Bốn bài ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” em đã học được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Lục bát B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Thất ngôn bát cú
Câu 3: Bài thơ “Phò giá về kinh” được ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Sau khi Trần Quang Khải chiến thắng giặc Nguyên Mông trên bến Chương Dương, Hàm Tử
B. Lí Thường Kiệt chiến thắng giặc Tống trên bến sông Như Nguyệt.
C. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
D. Quang Trung đại phá quân Thanh.
Câu 4: Qua tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn gửi gắm tới mọi người điều gì?
A. Tổ ấm gia đình là quý giá, mọi người hãy cố gắng gìn giữ, bảo vệ.
B. Cha mẹ là người có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái.
C. Kể lại sự việc hai anh em Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau vì cha mẹ li hôn.
D. Thể hiện tâm trạng buồn khổ của hai anh em Thành và Thuỷ khi sắp phải chia tay nhau.
Câu 5: Tâm trạng của tác giả được thể hiện qua bài thơ “Qua đèo ngang” là tâm trạng như thế nào?
A. Xót xa, bùi ngùi trước sự thay đổi của quê hương.
B. Tình yêu say mê trước vẻ đẹp của quê hương đất nước.
C. Thực tại cô đơn, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
D. Buồn thương da diết khi phải sống trong tình cảnh cô đơn.
Câu 6: Cảnh tượng buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra là cảnh tượng như thế nào?
A. Êm đềm và thanh bình. B. Cô đơn buồn bã
C. Hùng vĩ và tươi tắn. D. Ảm đảm và quạnh hiu
PHẦN II. TỰ LUẬN (7đ)
Chép chính xác 3 câu tiếp theo của bài ca dao sau và nêu cảm nhận của em về bài ca dao đó:
Công cha như núi ngất trời
………………………………
Đáp án và thang điểm
PHẦN I. TRẮC NHIỆM
1 – B2 – A3 – A4 – A5 – C6 – A
PHẦN II. TỰ LUẬN
- Chép lại đúng 3 câu còn lại của bài ca dao.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Học sinh nêu được nét chính về nội dung và nghệ thuật thông qua một số ý sau:
+ Hai câu đầu: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái
• So sánh công cha với núi, nghĩa mẹ với nước - hình ảnh vừa cụ thể vừa trừu tượng, thể hiện công cha nghĩa mẹ dành cho con cái là vô cùng lớn lao chẳng thể đo đếm được.
• Sử dụng phép đối: Công cha – Nghĩa mẹ; Núi ngất trời - nước biển Đông => Tạo cách nói truyến thống khi ngợi ca công lao của cha mẹ trong ca dao.
+ Hai câu sau: Là lời nhắn nhủ ân nghĩa tha thiết về đạo làm con.
• “Cù lao chín chữ” là thành ngữ Hán Việt -> tượng trưng cho công lao sinh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ con cái vất vả, vất vả nhiều bề của bậc làm cha mẹ
• Khuyên những người con biết ghi lòng tạc dạ công lao to lớn của cha mẹ