Trang chủ > Lớp 7 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Câu rút gọn nhằm mục đích gì? (0.5đ)
a. Làm cho câu gọn hơn.
b. Thông tin nhanh, tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện trong những câu trước.
c. Ngụ ý đặc điểm, hành động nói trong câu là của chung moi người (lược bỏ chủ ngữ).
d. Cả 3 mục đích trên
2. Trạng ngữ có tác dụng gì trong câu? (0.5đ)
a. Xác định thời gian, nguyên nhân, nơi chốn của sự việc diễn ra trong câu.
b. Xác định thời gian, nơi chốn, mục đích của sự việc diễn ra trong câu.
c. Xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, cách thức, phương tiện của sự việc diễn ra trong câu.
d. Xác định thời gian, nơi chốn của sự việc diễn ra trong câu.
3. Nối một vế câu ở cột A với một vế ở cột B sao cho phù hợp (1đ)
AB
(1) Trạng ngữ chỉ thời gian(a) Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục đặc sắc
(2) Trạng ngữ chỉ nơi chốn(b) Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ
(3) Trạng ngữ chỉ nguyên nhân(c) Vì lạnh, anh ấy bị ho.
(4) Trạng ngữ cách thức, phương tiện(d) Dưới cánh đồng, lúa trổ bông vàng óng
4. Câu nào trong số các câu cho sau đây là câu rút gọn? (0.5đ)
a. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
b. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.
c. Anh trai tôi học ăn, học nói, học gói, học mở.
d. Ai cũng phải học ăn, học nói, học gói, học mở.
5. Câu in đậm trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu gì?
Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm Hạ. (Nguyễn Thị Thu Hiển). (0.5đ)
a. Câu đặc biệt.
b. Câu rút gọn.
c. Câu đơn bình thường.
d. Câu ghép.
II. Tự luận (7 điểm)
1. Đặt 2 câu, trong đó có 1 câu có chứa trạng ngữ chỉ thời gian, một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn. (2đ)
2. Tìm các câu đặc biệt và nêu rõ tác dụng của nó trong các trường hợp sau (2đ):
a. Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà.
b. Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế? ( Phạm Duy Tốn)
3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, trong đó có sử dụng một câu rút gọn. (3đ)
Đáp án và thang điểm
I. Trắc nghiệm
12345
dc1 - b; 2 - d; 3 – c; 4 - a;aa
II. tự luận (7 điểm)
1. Học sinh đặt được câu đúng về cấu tạo, phù hợp về nghĩa:
- 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian. (1đ)
- 1 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn (1đ)
2. Tìm các câu đặc biệt và chỉ rõ công dụng của nó trong các trường hợp sau (2đ):
a. Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà. (0.5đ)
=> Câu đặc biệt chỉ thời gian. (0.5đ)
b. Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế? ( Phạm Duy Tốn) (0.5đ)
=> Câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc (0.5đ)
3. Học sinh viết đoạn văn giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Yêu cầu biết cách dùng từ, đặt câu, hành văn lưu loát (2.5đ)
Tham khảo gợi ý sau:
- Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến công ơn người trồng ra nó. Để có những trái ngon ngọt, thơm phức là nhờ công vun trồng, chăm bón không quản nắng mưa vất vả của những “kẻ trồng cây”.
- Nghĩa bóng: bài học về lòng biết ơn. Phải biết ghi nhớ công ơn của người tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. Đó chính là đạo lí làm người cần khắc sâu ghi nhớ.
- Học sinh sử dụng câu rút gọn (0.5đ)