Trang chủ > Lớp 7 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2) - Ngữ Văn Lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2) - Ngữ Văn Lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3đ)
Câu 1: Xác định tác giả của truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
A. Lí Lan B. Thạch Lam C. Khánh Hoài D. Xuân Quỳnh
Câu 2: Đọc câu ca dao sau đây:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu ca dao trên.
A. Điệp ngữ B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. So sánh
Câu 3: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được gọi là gì?
A. Là khúc ca khải hoàn. B. Là hồi kèn xung trận.
C. Là áng thiên cổ hùng văn. D. Là bản tuyên ngôn độc lập.
Câu 4: Thể thơ của bài thơ “Bánh trôi nước” giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:
A. Côn Sơn ca B. Thiên Trường vãn vọng
C. Tụng già hoàn kinh sư D. Sau phút chia li
Câu 5: Câu văn nào sau đây thể rõ nhất tầm quan trọng lớn lao của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
A. Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội, người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn dẹp quang đãng và trang trí tươi vui.
B. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ.
C. Các quan chức nhân dịp ngày khai giảng để xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu, thầy cô giáo và phụ huynh học sinh.
D. Ngày khai trường quang cảnh nhộn nhịp, không khí tươi vui, cổng trường rộng mở chào đón học sinh bước vào năm học mới.
Câu 6: Câu thơ nào diễn đạt rõ nhất chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ Đỗ Phủ?
A. Ước được nhà rộng muôn ngàn gian.
B. Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.
C. Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn.
D. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7đ)
Chép thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương? Bài thơ có hai lớp nghĩa là gì? Nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ?
Đáp án và thang điểm
PHẦN I. TRẮC NHIỆM
1 – C2 – D3 – D4 – B5 – A6 – A
PHẦN II. TỰ LUẬN
- Bài thơ “Bánh trôi nước” bao gồm hai lớp nghĩa:
+ Lớp nghĩa thứ nhất: Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín.
+ Lớp nghĩa thứ hai: Thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Trong hai lớp nghĩa trên, lớp nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Vì nó thể hiện tư tưởng ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm, đó cũng là mục đích ra đời của bài thơ đó là nhà thơ muốn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ: hình thể xinh đẹp, phẩm chất trắng trong, dù gặp bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung.