Trang chủ > Lớp 7 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn Lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn Lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là:
a. Miêu tả các hiện tượng tự nhiên.
b. Nói lên sự vất vả trong lao động sản xuất của người dân khi đứng trước tự nhiên.
c. Bàn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
d. Đúc kết những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
2. Trong các câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ?
a. Một nắng hai sương.
b. Khoai đất lạ, mạ đất quen.
c. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
d. Thứ nhất cày ải, thứ nhì phân vãi.
3.Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong bối cảnh lịch sử nào?
a. Thời kì trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
b. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
c. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 -1975).
d. Thời kì thống nhất đất nước sau năm 1975.
4. Chứng cớ nào không được dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác?
a. Chỉ vài ba món giản đơn.
b. Những món ăn được nấu công phu.
c. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
d. Đồ ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
5. Theo tác giả Đặng Thai Mai, tại sao tiếng Việt của chúng ta hay?
a. Tiếng Việt tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
b. Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người.
c. Tiếng Việt thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa, xã hội.
d. Cả 3 đáp án trên.
6. Trong văn bản “ Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
a. Chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận.
b. Chứng minh kết hợp với tự sự.
c. Chứng minh kết hợp với bình luận.
d. Chứng minh kết hợp với miêu tả.
II. Tự luận (7 điểm)
1. Chép lại 3 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất em được học trong chương trình Ngữ văn 7. Nêu cảm nhận của em về một trong 3 câu tục ngữ đó. (2 điểm)
2. Nêu nội dung chính và nét nghệ thuật tiêu biểu của văn bản “Ý nghĩa văn chương” – Hoài Thanh. (4 điểm)
3. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”? (1đ)
Đáp án và thang điểm
I. Trắc nghiệm
123456
dabbdc
II. Tự luận
1.
- Học sinh chép đúng, đủ 3 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. (1đ)
- Học sinh nêu cảm nhận về câu tục ngữ:
+ Chỉ ra nội dung của câu tục ngữ (đúc rút kinh nghiệm trên phương diện nào, phân tích). (0.5đ)
+ Chỉ ra nghệ thuật của câu tục ngữ (từ ngữ, hình ảnh, kết cấu…)(0.5đ).
2.
- Nội dung (3đ):
+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là xuất phát từ tình cảm, lòng vị tha, lòng thương người, thương muôn vật, muôn loài.
+ Văn chương phản ánh hình ảnh của sự sống và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm mới, luyện những tình cảm sẵn có, làm cho đời sống con người phong phú, sâu rộng hơn.
+ Đời sống của nhân loại sẽ trở nên nghèo nàn nếu không có văn chương.
- Nghệ thuật (1đ)
+ Luận điểm rõ ràng, luận chứng sáng tỏ, giàu sức thuyết phục.
+ Cách nêu chứng dẫn đa dạng, lời văn giản dị, giàu hình ảnh và xúc cảm.
3.
- Câu tục ngữ đưa ra những nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. (0.25đ)
- “sạch”, “thơm”: tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức của một con người, nhân cách và năng lực của người đó. Một con người dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng không được phép sống buông thả, lệch lạc. Cần phải giữ cho bản thân và tinh thần được trong sạch, khẳng định một nhân cách cao đẹp, đáng quý. (0.75đ)