Trang chủ > Lớp 7 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 7

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3đ)
Câu 1: Xác định tác giả của tác phẩm “Bài ca Côn Sơn’’.
A. Lí Thường Kiệt B. Trần Nhân Tông C. Nguyễn Trãi D. Trần Quang Khải
Câu 2: Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến tất cả mọi người?
A. Phê phán những bậc làm cha mẹ thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến con cái.
B. Ca ngợi tình cảm trong sáng của hai anh em Thành và Thuỷ vô cùng yêu thương nhau.
C. Thể hiện sự cảm thông sâu sắc với những đứa trẻ không may mắn rơi vào hoàn cảnh gia đình chia li.
D. Khẳng định tình cảm gia đình là vô cùng đáng quý, các bậc làm cha mẹ phải trân trọng và giữ gìn hạnh phúc.
Câu 3: Đọc bài ca dao sau đây:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao trên là lời của ai nói với ai?
A. Lời của cha mẹ nói với con cái.
B. Lời của ông bà nói với con cháu.
C. Lời của mẹ nói với con gái.
D. Lời của anh em khuyên nhủ lẫn nhau.
Câu 4: Bài thơ “Phò giá về kinh” được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Thơ lục bát
Câu 5: Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ “Qua đèo Ngang” là tâm trạng như thế nào?
A. Xót xa, ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương
B. Tình yêu say đắm trước vẻ đẹp của quê hương đất nước
C. Sự cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước
D. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn
Câu 6: Trong văn bản “Mẹ tôi” của Et-môn-đô đơ A-mi-xi. Em hãy cho biết bố của En- ri- cô là người như thế nào?
A. Rất yêu thương và nuông chiều con
B. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ lỗi lầm cho con
C. Yêu thương nhưng cũng nghiêm khắc và tế nhị trong việc dạy dỗ con.
D. Luôn thay thế mẹ giải quyết mọi vấn đề trong gia đình.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1: Chép lại thuộc lòng hai bài ca dao – dân ca bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”. Cụm từ ấy gợi lên ở người đọc tình cảm gì?
Câu 2: Có bạn cho rằng cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành với ý kiến đó không? Tại sao sao?
Đáp án và thang điểm
PHẦN I. TRẮC NHIỆM
1 – C2 – D3 – A4 – C5 – C6 – C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Câu 1:
- Chép lại chính xác:
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
- Cảm xúc gợi lên qua cụm từ “thân em”: cảm xúc xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận nhỏ nhoi, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hội xưa.
Câu 2:
- Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung và ý nghĩa biểu đạt.
+ Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cụm từ có ý nghĩa chỉ hai người chủ và khách – hai người bạn. Cụm từ thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông, gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ.
+ Trong bài thơ “Qua đèo ngang” cụm từ có ý chỉ 1 người – chủ thể trữ tình của bài thơ. Cụm từ thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình.