Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Vật Lí 12 nâng cao > Bài 48: Hấp thụ và phản xạ lọc lựa ánh sáng. Màu sắc các vật - Giải BT Vật Lí 12 nâng cao

Bài 48: Hấp thụ và phản xạ lọc lựa ánh sáng. Màu sắc các vật - Giải BT Vật Lí 12 nâng cao

Bài C1 (trang 242 SGK Vật Lí 12 nâng cao): Khi cho chùm sáng trắng đi qua ống thuỷ tinh khi có khí hiđrô nung nóng vào máy quang phổ thì ta thu được quang phổ như thế nào?

Bài giải:

Vì quang phổ vạch phát xạ của Hi đrô gồm có 4 vạch màu Hα, Hβ, Hγ, Hδ trong vùng nhìn thấy được nên khi cho chùm sáng trắng đi qua ống thuỷ tinh có chứa khí Hiđrô nung nóng và đi vào máy quang phổ thì ta thu được quang phổ vạch hấp thụ của Hiđrô gồm 4 vạch tối Hα, Hβ, Hγ, Hδ trên nền quang phổ liên tục của ánh sáng trắng.

Bài C2 (trang 243): Nhìn Mặt Trời qua tấm kính đỏ (kính lọc sắc đỏ), ta thấy tấm kính có màu đỏ. Giải thích vì sao?

Bài giải:

Nhìn Mặt Trời qua tấm kính đỏ (kính lọc sắc đỏ), ta thấy tấm kính có màu đỏ, vì: Tấm kính lọc sắc đỏ hấp thụ hầu hết các ánh sáng đơn sắc khác ngoại trừ màu đỏ nên ta thấy tấm kính có màu đỏ.

Câu 1 (trang 244 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Hiện tượng hấp thụ ánh sáng là gì? Phát biểu định luật hấp thụ ánh sáng.

Bài giải:

+ Hấp thụ ánh sáng là hiện tượng môi trường vật chất làm giảm cường độ của chùm sáng truyền qua nó.

Nguyên nhân: Do sự tương tác giữa photon với các nguyên tử cấu tạo nên môi trường

+ Định luật về sự hấp thụ ánh sáng: Cường độ I của chùm sáng đơn sắc khi truyền qua môi trường giảm theo định luật hàm mũ của độ dài d của đường đi tia sáng.

Công thức: I = I0.e-α. d. Trong đó: I0 là cường độ chùm sáng tới môi trường (W/m2); d là độ dài đường đi của tia sáng; α hệ số hấp thụ của môi trường.

Câu 2 (trang 244): Thế nào là sự hấp thụ lọc lựa? Cho ví dụ minh họa.

Bài giải:

Hấp thụ lọc lựa là sự hấp thụ ánh sáng của một môi trường có tính lọc lựa.

Chất trong suốt trong 1 miền quang phổ là chất không hấp thụ ánh sáng trong miền quang phổ đó. Vật chất trong suốt không màu là vật chất không hấp thụ ánh sáng trong miền nhìn thấy.

Ví dụ: Thủy tinh không màu, không khí …

Vật chất trong suốt có màu là vật chất hấp thụ lọc lựa ánh sáng.

Vật chất có màu đen khi vật chất hấp thụ hoàn toàn ánh sáng truyền tới nó.

Câu 3 (trang 244): Thế nào là sự phản xạ lọc lựa? Cho ví dụ.

Bài giải:

Sự phản xạ (tán xạ) lọc lựa: Vật có khả năng phản xạ - tán xạ lọc lựa nên khi chiếu ánh sáng trắng vào một vật ánh sáng phản xạ là ánh sáng màu nên các vật có màu khác nhau.

Ví dụ: Vật sơn màu đỏ hấp thụ hầu hết các ánh sáng có màu khác và phản xạ - tán xạ màu đỏ tới mắt ta, do đó ta thấy vật màu đỏ.

Nếu chiếu vào vật màu đỏ ánh sáng màu lục thì vật có màu đen.

Bài 1 (trang 244 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Cường độ của chùm sáng đơn sắc truyền qua môi trường hấp thụ.

A. Giảm tỉ lệ với độ dài đường đi của tia sáng.

B. Giảm tỉ lệ với bình phương độ dài đường đi của tia sáng.

C. Giảm theo định luật hàm mũ của độ dài đường đi của tia sáng.

D. Giảm theo tỉ lệ nghịch với độ dài đường đi của tia sáng.

Bài giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 2 (trang 244): Khi chiếu vào tấm bìa đỏ chùm ánh sáng tím, ta thấy tấm bia có màu:

A. Tím

B. Đỏ

C. Vàng

D. Đen

Bài giải:

Đáp án đúng là: D

Chiếu ánh sáng tím vào tấm bìa đỏ thì nó hấp thụ hoàn toàn chùm ánh sáng tím đó và nó trở thành có màu đen. (lưu ý ở không có sự trộn lẫn hai ánh sáng màu đỏ và tím nên không thể có màu vàng được).