Bài ôn tập chương I - Giải bài tập Toán 12
Bài 1 trang 45 sách giáo khoa Giải tích 12
Phát biểu các điều kiện đồng biến và nghịch biến của hàm số. Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số
Lời giải:
- Điều kiện đồng biến, nghịch biến của hàm số:
Cho hàm số y = f (x) có đạo hàm trên khoảng K.
+ f (x) đồng biến (tăng) trên K nếu f’ (x) > 0 với ∀ x ∈ K.
+ f (x) nghịch biến (giảm) trên K nếu f’ (x) < 0 với ∀ x ∈ K.
- Xét hàm số y = -x3 + 2x2 - x - 7, ta có:
y' = -3x2 + 4x – 1
+ Hàm số đồng biến
+ Hàm số nghịch biến
Vậy hàm số đồng biến trên
nghịch biến trên các khoảng
và (1; +∞)- Xét hàm số
Ta có: D = R \ {1}
∀ x ∈ D.Suy ra, Hàm số nghịch biến trên từng khoảng (-∞; 1) và (1; +∞).
Bài 2 trang 45 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:Nêu cách tìm cực đại, cực tiểu của hàm số nhờ đạo hàm. Tìm các cực trị của hàm số:
y = x4 - 2x2 + 2
Lời giải:a) Cách tìm cực đại, cực tiểu của hàm số nhờ đạo hàm:
Quy tắc 1:
1. Tìm tập xác định.
2. Tính f' (x). Tìm các điểm tại đó f' (x) bằng 0 hoặc f' (x) không xác định.
3. Lập bảng biến thiên.
4. Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị.
Quy tắc 2:
1. Tìm tập xác định.
2. Tính f' (x). Giải phương trình f' (x) = 0 và kí hiệu xi (i = 1,2,3, ... ) là các nghiệm của nó.
3. Tính f" (x) và f" (xi)
4. Nếu f" (xi) > 0 thì xi là điểm cực tiểu.
Nếu f" (xi) < 0 thì xi là điểm cực đại.
b) Xét hàm số y = x4 - 2x2 + 2, ta có:
y' = 4x3 - 4x = 4x (x2 - 1)
y' = 0 ⇔ 4x (x2 - 1) = 0 ⇔ x = 0; x = ±1
y" = 12x2 - 4
Dựa vào Quy tắc 2, ta có:
y" (0) = -4 < 0 ⇒ x = 0 là điểm cực đại.
y" (-1) = y" (1) = 8 > 0 ⇒ x = ±1 là hai điểm cực tiểu.
Bài 3 trang 45 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:Nêu cách tìm ra tiệm cận ngang và tiệm cận dứng của đồ thị hàm số. Áp dụng để tìm các tiệm cận của đồ thị hàm số:
Áp dụng để tìm các tiệm cận của đồ thị hàm số
Lời giải:
a) Cách tìm tiệm cận ngang:
+ Tính các giới hạn
+ Nếu
hoặc thì y = y0 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.- Cách tìm tiệm cận đứng:
Đường thẳng x = x0 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y = f (x) nếu ít nhất một trong các điều kiện sau được thỏa mãn:
b) Xét hàm số:
Suy ra, đồ thị có tiệm cận đứng là x = 2.
Bài 4 trang 45 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:Nhắc lại sơ đồ khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.
Lời giải:Hàm số y = f (x)
Các bước khảo sát hàm số:
1. Tìm tập xác định của hàm số
2. Sự biến thiên
- Xét chiều biến thiên:
+ Tính đạo hàm y'
+ Tìm các điểm tại đó y' bằng 0 hoặc không xác định
+ Xét dấu của đạo hàm y' và suy ra chiều biến thiên của hàm số.
- Tìm cực trị
- Tìm các giới hạn tại vô cực, các giới hạn vô cực và tìm tiệm cận (nếu có)
- Lập bảng biến thiên.
3. Vẽ đồ thị của hàm số
Dựa vào bảng biến thiên và các yếu tố xác định ở trên để vẽ đồ thị.
Bài 5 trang 45 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:Cho hàm số y = 2x2 + 2mx + m - 1 có đồ thị là (Cm), m là tham số.
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số khi m = -1
b) Xác định m để hàm số:
i) Đồng biến trên khoảng (-1; +∞)
ii) Có cực trị trên khoảng (-1; +∞)
c) Chứng minh rằng (Cm) luôn cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt với mọi m.
Lời giải:a) Với m = 1 ta được hàm số: y = 2x2 + 2x
- Tập xác định: D = R,
- Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y' = 4x + 2
y' = 0 ⇔ x = -1/2
+ Bảng biến thiên:
Kết luận: Hàm số nghịch biến trên (-∞; -1/2), đồng biến trên (-1/2; +∞).
Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu là (-1/2; -1/2)
- Đồ thị:
Ta có: 2x2 + 2x = 0 ⇔ 2x (x + 1) = 0
Suy ra, x = 0; x = -1
+ Giao với Ox: (0; 0); (-1; 0)
+ Giao với Oy: (0; 0)
b) Xét hàm số y = 2x2 + 2mx + m - 1
y' = 4x + 2m = 2 (2x + m)
y' = 0 ⇒ x = -m/2
Ta có bảng xét biến thiên:
Từ bảng biến thiên ta thấy:
- Hàm số đồng biến trên khoảng (-1; +∞)
- Hàm số có cực trị trên khoảng (-1; +∞)
c) Nhận thấy:
với mọi m.Suy ra, giá trị cực tiểu luôn nhỏ hơn 0 với mọi m.
Dựa vào bảng biến thiên suy ra đường thẳng y = 0 (trục hoành) luôn cắt đồ thị hàm số tại 2 điểm phân biệt (đpcm)..
Bài 6 trang 45 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số:
f (x) = -x3 + 3x2 + 9x + 2
b) Giải phương trình f' (x - 1) > 0.
c) Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C) tại điểm có hoành độ x0, biết rằng f' (x0) = -6.
Lời giải:a) Khảo sát hàm số f (x) = -x3 + 3x2 + 9x + 2
- Tập xác định: D = R
- Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên:
f' (x) = -3x2 + 6x + 9
f' (x) = 0 ⇔ -3x2 + 6x + 9 = 0 ⇔ x = -1; x = 3
+ Giới hạn:
+ Bảng biến thiên:
Kết luận:
- Hàm số đồng biến trên (-1; 3)
- Hàm số nghịch biến trên (-∞; -1) và (3; +∞).
- Hàm số đạt cực đại tại x = 3, yCĐ = 29.
- Hàm số đạt cực tiểu tại x = -1; yCT = -3.
* Vẽ đồ thị:
+ Giao với trục tung tại (0; 2).
+ Đi qua các điểm (-2; 4); (2; 24).
b) f’ (x) = -3x2 + 6x + 9.
Suy ra, f’ (x – 1) = -3 (x – 1)2 + 6. (x – 1) + 9.
Ta có: f' (x - 1) > 0
⇔ -3 (x - 1)2 + 6 (x - 1) + 9 > 0
⇔ -3 (x2 - 2x + 1) + 6x - 6 + 9 > 0
⇔ -3x2 + 6x - 3 + 6x - 6 + 9 > 0
⇔ -3x2 + 12x > 0
⇔ -x2 + 4x > 0
⇔ x (4 - x) > 0 ⇔ 0 < x < 4
c) Ta có: f" (x) = -6x + 6
Theo bài: f" (x0) = -6 ⇔ -6x0 + 6 = -6 ⇔ x0 = 2
Tại y0 = 2, f’ (2) = -3.22 + 6.2 + 9 = 9; f (2) = -23 + 3.22 + 9.2 + 2 = 24.
Suy ra, phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hoành độ y0 = 2 là:
y = 9 (x - 2) + 24 hay y = 9x + 6.
Bài 7 trang 45 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số:
y = x3 + 3x2 + 1
b) Dựa vào đồ thị (C), biện luận số nghiệm phương trình sau theo m:
x3 + 3x2 + 1 = m/2
c) Viết phương trình đường thẳng đi qua điểm cực đại và điểm cực tiểu của đồ thị (C).
Lời giải:a) Khảo sát hàm số y = x3 + 3x2 + 1
- TXĐ: D = R
- Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên:
y' = 3x2 + 6x = 3x (x + 2)
y' = 0 ⇔ x = 0 hoặc x = -2
+ Giới hạn:
+ Bảng biến thiên:
Kết luận:
Hàm số đồng biến trên các khoảng (-∞; -2) và (0; +∞).
Hàm số nghịch biến trên khoảng (-2; 0).
Hàm số đạt cực tiểu tại x = 0; yCT = 1.
Hàm số đạt cực đại tại x = -2; yCĐ = 5.
- Vẽ đồ thị:
+ Giao với Oy: (0; 1).
+ Đồ thị (C) đi qua điểm (–3; 1), (1; 5).
b) Số nghiệm của phương trình x3 + 3x2 + 1 = m/2 bằng số giao điểm của đồ thị (C) và đường thẳng y = m/2.
Từ đồ thị ta có:
+ Đường thẳng cắt đồ thị tại 1 điểm khi và chỉ khi:
Suy ra, phương trình có 1 nghiệm.
+ Để đường thẳng cắt đồ thị tại 2 điểm phân biệt khi và chỉ khi:
Suy ra, phương trình có hai nghiệm.
+ Với
⇔ 2 < m < 10.⇒ Đường thẳng cắt đồ thị hàm số tại 3 điểm
Suy ra, phương trình có ba nghiệm phân biệt.
c) Điểm cực đại A (-2; 5) và điểm cực tiểu B (0; 1).
Suy ra, vtcp của đường thẳng AB:
Suy ra, vtpt của AB:
Đường thẳng AB: qua A (-2; 5) và có VTPT IMG_7 nên có phương trình:
2 (x+2)+ 1 (y – 5) = 0 hay 2x + y - 1 = 0
Bài 8 trang 46 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:Cho hàm số: f (x) = x3 - 3mx2 + 3 (2m - 1)x + 1 (m là tham số).
a) Xác định m để hàm số đồng biến trên tập xác định.
b) Với giá trị nào của tham số m thì hàm số có một cực đại và một cực tiểu?
c) Xác định m để f" (x) > 6x.
Lời giải:a) Tập xác định: D = R
f' (x) = 3x2 - 6mx + 3 (2m - 1)
Hàm số đồng biến trên R
⇔ f’ (x) > 0 với ∀ x ∈ R.
⇔ Δf' (x) = (3m)2 - 3.3 (2m-1) ≤ 0
⇔ 9m2 – 18m + 9 ≤ 0
⇔ 9. (m – 1)2 ≤ 0
⇔ (m – 1)2 = 0
⇔ m = 1.
b) Hàm số có một cực đại và một cực tiểu
⇔ phương trình f’ (x) = 0 có 2 nghiệm phân biệt.
⇔ Δf' (x) = 9 (m - 1)2 > 0
⇔ m ≠ 1
c) Ta có: f" (x) = 6x - 6m
f" (x) > 6x ⇔ 6x - 6m > 6x
⇔ - 6m > 0 ⇔ m < 0
Bài 9 trang 46 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số:
b) Viết phương tình tiếp tuyến của đồ thị (C) tại điểm có hoành độ là nghiệm của phương trình f" (x) = 0.
c) Biện luận theo tham số m số nghiệm của phương trình: x4 - 6x2 + 3 = m.
Lời giải:a) Khảo sát hàm số
- TXĐ: D = R
- Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên:
f' (x) = 2x3 - 6x = 2x (x2 - 3)
f' (x) = 0 ⇔ 2x (x2 - 3) = 0 ⇔ x = 0; x = ±√ 3
+ Giới hạn tại vô cực:
+ Bảng biến thiên:
Kết luận:
Hàm số đồng biến trên (-√ 3; 0) và (√ 3; +∞).
Hàm số nghịch biến trên (-∞; -√ 3) và (0; √ 3).
Hàm số đạt cực đại tại x = 0, yCĐ =
Hàm số đạt cực tiểu tại x = ; yCT = -3.
- Vẽ đồ thị:
+ Đồ thị hàm số nhận trục tung là trục đối xứng.
+ Đồ thị cắt trục tung tại (0; 1,5).
b) Ta có: f" (x) = 6x2 - 6 = 6 (x2 - 1)
f" (x) = 0 ⇔ 6 (x2 - 1) ⇔ x = ±1 ⇒ y = -1
Phương trình tiếp tuyến của (C) tại (-1; -1) là:
y = f' (-1)(x + 1) - 1 ⇒ y = 4x + 3
Phương trình tiếp tuyến của (C) tại (1; -1) là:
y = f' (1)(x - 1) - 1 ⇒ y = -4x + 3
c) Ta có: x4 - 6x2 + 3 = m
Số nghiệm của phương trình (*) chính bằng số giao điểm của đồ thị (C) và đường thẳng (d) y = m/2.
Từ đồ thị (C) nhận thấy:
+ m/2 < - 3 ⇔ m < -6
⇒ đường thẳng (d) không cắt đồ thị (C)
Suy ra, phương trình vô nghiệm.
+ m/2 = -3 ⇔ m = -6
⇒ đường thẳng (d) cắt đồ thị (C) tại hai điểm cực tiểu
Suy ra, phương trình có 2 nghiệm.
+ -3 < m/2 < 3/2 ⇔ -6 < m < 3
⇒ đường thẳng (d) cắt (C) tại 4 điểm phân biệt
Suy ra, phương trình có 4 nghiệm.
+ m/2 = 3/2 ⇔ m = 3
⇒ đường thẳng (d) cắt (C) tại ba điểm
Suy ra, phương trình có 3 nghiệm.
+ m/2 > 3/2 ⇔ m > 3
⇒ đường thẳng (d) cắt (C) tại hai điểm
Suy ra, phương trình có hai nghiệm phân biệt.
Vậy:
+) m < - 6 thì phương trình vô nghiệm.
+) m = - 6 hoặc m > 3 thì PT có 2 nghiệm.
+) m = 3 thì PT có 3 nghiệm.
+) – 6 < m < 3 thì PT có 4 nghiệm.
Bài 10 trang 46 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:Cho hàm số
y = -x4 + 2mx2 - 2m + 1 (m tham số)
có đồ thị là (Cm).
a) Biện luận theo m số cực trị của hàm số.
d) Với giá trị nào của m thì (Cm) cắt trục hoành?
c) Xác định để (Cm) có cực đại, cực tiểu.
Lời giải:a) y' = -4x3 + 4mx = 4x (m - x2)
y' = 0 ⇔ 4x (m - x2) = 0 ⇔
y’’ = -12x2 + 4m.
- Nếu m ≤ 0, phương trình y’ = 0 có nghiệm duy nhất x = 0.
Mà y’’ (0) = 4m < 0
⇒ x = 0 là điểm cực đại và là cực trị duy nhất của hàm số.
- Nếu m > 0 thì phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt khác 0 nên phương trình y’= 0 có 3 nghiệm
Suy ra, hàm số có 3 cực trị.
b) - Xét m ≤ 0, phương trình y’ = 0 có nghiệm duy nhất x = 0.
Ta có bảng biến thiên:
(Cm) cắt trục hoành ⇔ 1 – 2m ≥ 0
⇔ m ≤ (thỏa mãn với mọi m ≤ 0) (1)
- Xét m > 0, phương trình y’ = 0 có 3 nghiệm 0;
Ta có bảng biến thiên:
(Cm) cắt trục hoành ⇔ (m – 1)2 ≥ 0 (thỏa mãn với mọi m) (2)
Kết hợp (1) và (2) suy ra (Cm) cắt trục hoành với mọi m ∈ R.
c) Dựa vào bảng biến thiên phần b) ta có:
(Cm) có cực đại, cực tiểu ⇔ m > 0
Bài 11 trang 46 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số
b) Chứng minh rằng với mọi giá trị của đường thẳng y = 2x + m luôn cắt (C) tại hai điểm phân biệt M và N.
c) Xác định m sao cho độ dài MN nhỏ nhất.
d) Tiếp tuyến tại một điểm S bất kì của C cắt hai tiệm cận của C tại P và Q. Chứng minh rằng S là trung điểm của PQ.
Lời giải:a) Khảo sát hàm số
- TXĐ: D = R \ {-1}
- Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên:
Suy ra, hàm số nghịch biến trên các khoảng (-∞; -1) và (-1; +∞).
+ Cực trị: Hàm số không có cực trị.
+ Tiệm cận:
⇒ x = -1 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Suy ra, y = 3 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
+ Bảng biến thiên:
- Đồ thị:
+ Giao với Ox: (-3; 0)
+ Giao với Oy: (0; 3)
+ Đồ thị hàm số nhận (-1; 1) là tâm đối xứng.
b) Phương trình hoành độ giao điểm của (C) và đường thẳng (d) y = 2x + m là:
⇔ (2x + m)(x + 1) = x + 3
⇔ 2x2 + mx + 2x + m = x + 3
⇔ 2x2 + (m + 1)x + m – 3 = 0 (*)
Để (d) cắt (C) tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi (*) có hai nghiệm phân biệt
⇔ (*) có hai nghiệm phân biệt
⇔ Δ = (m + 1)2 – 8 (m – 3) > 0
⇔ m2 – 6m + 25 > 0
⇔ (m – 3)2 + 16 > 0
Đúng với ∀ m ∈ R.
Vậy với mọi m ∈ R, (d) cắt (C) tại hai điểm phân biệt MN.
c) Gọi M (xM; yM); N (xN; yN)
⇒ xM; xN là nghiệm của phương trình (*).
Theo hệ thức Vi-et ta có:
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi m - 3 = 0 ⇔ m = 3
Vậy độ dài MN nhỏ nhất khi m = 3.
d) Gọi
là điểm thuộc (C).+ Phương trình tiếp tuyến (d) của (C) tại S là:
+ Giao điểm của (d) với tiệm cận đứng x = -1 là:
Tại x = -1 thì
⇒ Giao điểm
+ Giao điểm của (d) với tiệm cận ngang y = 1:
Tại y = 1
⇒ Giao điểm Q (2x0 + 1; 1)
Ta có:
Vậy S là trung điểm PQ (đpcm).
Bài 12 trang 47 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:Cho hàm số
a) Giải phương trình f' (sin x) = 0.
b) Giải phương trình f" (cos x) = 0.
c) Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số đã cho tại điểm có hoành độ là nghiệm của phương trình f" (x) = 0.
Lời giải:a) Ta có: f' (x) = x2 - x - 4
⇒ f' (sinx) = sin2x – sin x – 4.
f’ (sin x) = 0
⇔ sin2x - sinx - 4 = 0
Vậy phương trình vô nghiệm.
b) Ta có: f" (x) = 2x - 1
⇒ f" (cosx) = 2cos x – 1.
f’’ (cos x) = 0
⇔ 2cosx - 1 = 0
⇒ Tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hoành độ x = 1/2 là:
Bài 1 trang 47 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:Số điểm cực trị của hàm số
Lời giải:
- Chọn đáp án B
- Ta có: y' = -x2 - 1 < 0 ∀ x ∈ R
Hàm số luôn nghịch biến trên tập xác định nên không có cực trị.
Bài 2 trang 47 sách giáo Giải tích 12
Câu hỏi:Số điểm cực đại của hàm số y = x4 + 100 là:
(A) 0;
(B) 1;
(C) 2;
(D) 3
Lời giải:- Chọn đáp án A
- Ta có: y' = 4x3 = 0
y’ = 0 ⇔ 4x3 = 0 ⇔ x = 0.
Ta có bảng biến thiên:
Kết luận: Dựa vào bảng biến thiên ta thấy rằng hàm số không có cực đại.
Giải bài 3 trang 47 sgk Giải tích 12
Câu hỏi:Số đường tiệm cận của đồ thị hàm số là:
(A) 1;
(B) 2;
(C) 3;
(D) 0
Lời giải:- Chọn đáp án B
- Ta có:
Suy ra, đồ thị hàm số có tiệm cận đứng x = -1.
Lại có
Suy ra, đồ thị hàm số có tiệm cận ngang y = -1.
Vậy đồ thị hàm số có hai đường tiệm cận.
Bài 4 trang 47 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:Hàm số đồng biến trên:
(A) R;
(B) (-∞; 3);
(C) (-3; +∞);
(D) R \ {-3}
Lời giải:- Chọn đáp án D
- TXĐ: D = R \ {-3}
với ∀ x ∈ R.⇒ Hàm số đồng biến trên từng khoảng (-∞; -3) và (-3; +∞).
* Lưu ý: Hàm số không đồng biến trên R\ {-3} bởi vì:
Lấy x1 = -4; x2 = -2 ta có x1 < x2 nhưng f (x1) > f (x2) (f (x1) = 13; f (x2) = -9).
Hàm số trên chỉ đồng biến trên từng khoảng (-∞; -3) và (-3; +∞).
Bài 5 trang 47 sách giáo khoa Giải tích 12
Câu hỏi:Tiếp tuyến tại điểm cực tiểu của đồ thị hàm số:
(A) Song song với đường thẳng x = 1;
(B) Song song với trục hoành;
(C) Có hệ số góc dương;
(D) Có hệ số gọc bằng -1.
Lời giải:- Chọn đáp án B
- Ta có: Giả sử (x0; y0) là điểm cực tiểu của đồ thị hàm số
Suy ra, f’ (x0) = 0
Vậy, phương trình tiếp tuyến tại điểm tại điểm (x0; y0) là:
y = f’ (x0) (x – x0) + y0 = y0 song song với trục hoành.
Bài trước: Bài 5: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số - Giải bài tập Toán 12 Bài tiếp: Bài 1: Lũy thừa - Giải bài tập Toán 12