Trang chủ > Lớp 9 > Giải VBT Vật Lí 9 > Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm - Giải bài tập Vật lí lớp 9

Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm - Giải bài tập Vật lí lớp 9

Bài 6: Bài tập áp dụng định luật Ôm

A – ÔN TẬP

Bài 1:

a. Đoạn mạch có điện trở tương đương là:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6 trang 18-19 ảnh 1

b. Tính R2: Vì 2 điện trở nối tiếp với nhau trong đoạn mạch nên:

R = R1 + R2 → R2 = R – R1 = 12 – 5 = 7Ω

Cách làm khác, áp dụng cho câu b.

Cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp là như nhau tại mọi điểm:

I = I1 = I2 = 0,5A

→ hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là: U1 = I1.R1 = 0,5.5 = 2,5V

Mà UAB = U1 + U2 = 6V suy ra U2 = 6 – 2,5 = 3,5V

Vậy ta có R2 = U2/I2 = 3,5 / 0,5 = 7Ω

Bài 2.

Đoạn mạch gồm R1 và R2 song song với nhau

a. Tính UAB

Vì R1 // R2 => U1 = U2 = UAB

Vậy hiệu điện thế của đoạn mạch là:

UAB = U2 = U1 = R1.I1 = 10.1,2 = 12V

b. Tính điện trở R2

Ta có cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2 = I – I1 = 1,8 – 1,2 = 0,6A

=> Điện trở R2 là R2 = U2 / I2 = 12/0,6 = 20Ω

Cách làm khác, áp dụng cho câu b:

Từ câu a, ta có UAB = 12V

Vậy đoạn mạch có điện trở tương đương là: R = UAB / I = 12/1,8 = 20/3Ω

Mặt khác:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6 trang 18-19 ảnh 2

Bài 3:

Mạch gồm hai đoạn mạch con AM (chỉ gồm R1) và MB (gồm R2 // R1) ghép nối tiếp với nhau

a. Đoạn mạch AB có điện trở là:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6 trang 18-19 ảnh 3

b. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở

+ Cường độ dòng điện qua R1 bằng với cường độ dòng điện qua mạch chính:

I1 = I = UAB/R = 12/30 = 0,4A

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R1 là: U1 = R1.I1 = 15.0,4 = 6V

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R2 và R3 là:

U2 = U3 = UMB = UAB – UAM = 12 – 6 = 6V

Do R2 = R3 nên R2 và R3 có giá trị cường độ dòng điện là: I2 = I3 = U3/R3 = 6/30 = 0,2A

Cách giải khác, áp dụng cho câu b:

Từ câu a ta thấy, vì R1 và đoạn mạch RAM được mắc nối tiếp với nhau nên:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6 trang 18-19 ảnh 4

(do MB có chứa R2 // R3 nên UMB = U2 = U3)

Mà U1 + UMB = UAB nên U1 = UMB = U2 = U3 = UAB/2 = 12/2 = 6V

Vậy các điện trở có cường độ dòng điện là:

I1 = U1/R1 = 6/15 = 0,4A; I2 = U2/R2 = 6/30 = 0,2A

I3 = U3/R3 = 6/30 = 0,2A

(hoặc I3 = I1 – I2 = 0,4 – 0,2 = 0,2A)

B – LÀM BÀI TẬP

I – Bài tập sách bài tập

Câu 6.1 trang 19 Vở BT Vật Lí 9:

a. Khi R1 và R2 mắc nối tiếp với nhau thì R = R1 + R2 = 20 + 20 = 40Ω

Vậy R lớn hơn so với mỗi điện trở thành phần

b. Khi R1 và R2 mắc song song với nhau thì:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6 trang 19-20-21 ảnh 1

Vậy R’ nhỏ hơn so với mỗi điện trở thành phần.

c. Ta có

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6 trang 19-20-21 ảnh 2

Câu 6.2 trang 19 Vở BT Vật Lí 9:

a. Có 2 cách mắc như sau:

+ Cách 1: R1 và R2 mắc nối tiếp với nhau

+ Cách 2: R1 và R2 mắc song song với nhau.

Sơ đồ 2 cách mắc được vẽ như hình 6.1

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6 trang 19-20-21 ảnh 3

b. Tính điện trở của R1 và R2.

R1 và R2 được mắc nối tiếp với nhau nên ta có: R1 + R2 = Rtđ1 = 15Ω (1)

R1 và R2 được mắc song song với nhau nên ta có: Rtđ2 = R1.R2/ (R1 + R2) = 10/3Ω (2)

Lấy (1) x (2) ta được R1R2 = 50Ω → R2 = R1/3 (3)

Từ (1) và (3) => R12 - 15R1 + 50 = 0

Giải phương trình bậc hai:

=> R1 = 5Ω, R2 = 10Ω hoặc R1 = 10Ω, R2 = 5Ω.

Câu 6.3 trang 20 Vở BT Vật Lí 9:

Tóm tắt đề bài:

U1 = U2 = 6V; Iđm1 = Iđm2 = 0,5A; U = 6V; R1 nt R2

I1 =? , I2 =? , hai đèn sáng như thế nào?


Lời giải:

Mỗi đèn có điện trở là: R1 = R2 = U2/Iđm2 = 6/0,5 = 12Ω

Khi 2 đèn nối tiếp với nhau thì: Rtd = R1 + R2 = 12 + 12 = 24Ω

Cường độ dòng điện qua mỗi đèn là: I1 = I2 = U/Rtd = 6/24 = 0,25A < Iđm = 0,5A

Vì cường độ dòng điện chạy qua đèn nhỏ hơn giá trị định mức nên 2 đèn sáng yếu hơn mức bình thường.

Câu 6.4 trang 20 Vở BT Vật Lí 9:

Cường độ dòng điện thực tế qua 2 bóng đèn là I1 = I2 = 0,52A.

So sánh với cường độ dòng điện định mức của mỗi đèn ta thấy: không thể mắc nối tiếp hai bóng đèn này được vì đèn 1 có thể không sáng lên được, đèn 2 thì có thể sẽ cháy.

Câu 6.5 trang 21 Vở BT Vật Lí 9:

a. Có 4 cách mắc mạch điện theo như hình 6.2

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6 trang 19-20-21 ảnh 1

b. Mỗi cách mắc có điện trở tương đương là:

Mạch 1: R = 3R = 3.30 = 90Ω

Mạch 2: R = R + R/2 = 30 + 30/2 = 45Ω

Mạch 3: R = 2R. R/3. R = (2/3)R = 20Ω

Mạch 4: R = R/3 = 30/3 = 10Ω

II- Bài tập nâng cao

Câu 6a trang 21 Vở BT Vật Lí 9:

Ghép nội dung cột bên phải với cột bên trái để thành một câu đúng:

1. Cường độ dòng điện qua dây dẫna. tỉ lệ thuận với điện trở đó.
2. Đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở nối tiếp với nhau, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trởb. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
3. Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạchc. bằng tích giữa cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của đoạn mạch.
d. tỉ lệ nghịch với các điện trở.

Lời giải:

1 - b

2 - d

3 - c

Câu 6b trang 21 Vở BT Vật Lí 9:

Có 3 điện trở đều có trị số R giống nhau. Hỏi phải mắc 3 điện trở này thành những mạch điện thế nào để điện trở của mỗi đoạn mạch là R/3; 3R; 1,5R; (2/3)R?


Đáp án:

Để điện trở của mỗi đoạn mạch là R/3 ta mắc song song 3 điện trở với nhau.

Để điện trở của mỗi đoạn mạch là 3R ta mắc nối tiếp 3 điện trở nhau.

Để điện trở của mỗi đoạn mạch là 1,5R ta mắc (R//R) nt R

Để điện trở của mỗi đoạn mạch là (2/3)R ta mắc (R nt R) // R

Các cách mắc được vẽ theo sơ đồ như hình 6.3.

Bài 6b trang 21 Vở bài tập Vật Lí 9 ảnh 1