Trang chủ > Lớp 9 > Giải VBT Vật Lí 9 > Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Vở BT Vật lí lớp 9

Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Vở BT Vật lí lớp 9

Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ

A - ÔN TẬP

I - Từ phổ

1. Thí nghiệm

C1. Xung quanh nam châm, các mạt sắt sắp xếp thành các đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Các đường này càng thưa dần khi càng ra xa kim nam châm.

2. Kết luận

Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần.

II - Đường sức từ

1. Vẽ và xác định chiều của đường sức từ

C2. Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.

C3. Bên ngoài thanh nam châm, chiều của các đường sức từ là đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam.

2. Kết luận

- Kim nam châm nối với nhau dọc theo 1 đường sức từ. Cực Bắc của kim này nối với cực Nam của kim kia.

- Mỗi đường sức từ có 1 chiều xác định. Bên ngoài nam châm, những đường sức từ đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc,

- Nơi nào đường sức từ dày thì từ trường mạnh, nơi nào đường sức từ thưa thì từ trường yếu.

III - Vận dụng

C4. Hình 23.1 vẽ các đường sức từ của nam châm hình chữ U. Các đường sức từ gần như song song với nhau ở khoảng giữa hai từ cực.

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 23 trang 66-67 ảnh 1

C5. Từ cực Bắc là đầu A của thanh nam châm, cực Nam là đầu B của thanh nam châm.

C6. Vẽ một vài đường sức từ vào hình 23.2.

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 23 trang 66-67 ảnh 2

B – LÀM BÀI TẬP

I – Bài tập sách bài tập

Câu 23.1 trang 67 Vở BT Vật Lí 9:

Ở hình 23.3, vẽ các kim nam châm nằm cân bằng ở các vị trí A, B, C.

Đánh dấu chiều của các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C bằng mũi tên và vẽ kim nam châm qua các điểm đó. Tham khảo hình sau đây:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 23 trang 67-68 ảnh 1

Câu 23.2 trang 68 Vở BT Vật Lí 9:

HÌnh 23.4 chỉ rõ chiều đường sức từ tại các điểm C, D, E và tên các từ cực của nam châm.

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 23 trang 67-68 ảnh 2

Câu 23.3 trang 68 VBT Vật Lí 9:

Đáp án D: chiều đi từ cực Bắc đến cực Nam của thanh nam châm.

Câu 23.4 trang 68 Vở BT Vật Lí 9:

Trên hình 23.3a (sbt): Cực Nam là đầu A của nam châm, cực Bắc là đầu B.

Trên hình 23.3b (sbt), Cực Nam là đầu 1 của nam châm, cực Bắc là đầu 2.

Câu 23.5 trang 68 Vở BT Vật Lí 9:

Vẽ chiều của đường sức từ của thanh nam châm và nêu tên các từ cực của nó vào hình 23.5

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 23 trang 67-68 ảnh 3

II - Bài tập nâng cao

Câu 23a trang 68 Vở BT Vật Lí 9: Theo hình 23.6, hai thanh nam châm được ghép sát vào nhau. Hãy xác định tên các từ cực của nam châm mới CD. Theo em hình dạng từ phổ của thanh nam châm mới này sẽ như thế nào? Hãy kiểm tra dự đoán đó bằng một thí nghiệm. Cho nhận xét?

Bài 23a trang 68 Vở bài tập Vật Lí 9 ảnh 1

Đáp án:

Dự đoán:

C là cực Bắc, D là cực Nam

Theo em, từ phổ của thanh nam châm sẽ là đường cong và đi vào D, đi ra từ C.

Kết qua kiểm tra thí nghiệm: đúng theo dự đoán.

II - Bài tập nâng cao

Câu 23b trang 68 Vở BT Vật Lí 9: Xếp nam châm thẳng với 2 thanh sắt non như mô tả trên hình 23.7. Dự đoán xem hình dạng từ phổ của nam châm mới tạo thành sẽ như thế nào? Em hãy đưa ra 1 phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán trên.


Đáp án:

Dự đoán: từ phổ của nam châm mới sẽ có dạng giống như từ phổ nam châm chữ U

Thí nghiệm kiểm tra: đặt kim nam châm thử vào trong lòng giữa 2 thanh sắt non ta có thể thấy được chiều của đường sức từ trong lòng 2 thanh sắt non.


Câu 23c trang 69 Vở BT Vật Lí 9:

Hãy rút ra cách bảo quản nam châm trong thực tế từ các bài tập trên:


Đáp án:

+ Không để nam châm ở những nơi có nhiệt độ cao, không nung nóng nam châm.

+ Không va đập mạnh hay bẻ gãy nam châm.

+ Nên đặt hai nam châm ngược chiều nhau hoặc để một thanh sắt non nối hai cực từ của nam châm.

+ Không đặt nam châm gần màn hình vi tính, màn hình ti vi, USB, máy tính cầm tay, đồng hồ điện tử,... Vì có thể làm ảnh hưởng thậm chí hư hỏng đến các thiết bị này dưới tác dụng từ của nam châm.