Trang chủ > Lớp 9 > Giải VBT Vật Lí 9 > Bài 58: Tổng kết chương III : Quang học - Vở BT Vật lí lớp 9

Bài 58: Tổng kết chương III : Quang học - Vở BT Vật lí lớp 9

Bài 58: Tổng kết chương III: Quang học

I - TỰ KIỂM TRA

1.

a. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa nước và không khí khi tia sáng truyền qua mặt nước. Đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

b.

- Góc tới là: i = 90° – 30° = 60°.

- Tia sáng đi từ không khí vào nước nên góc khúc xạ r < i = 60°.

2. Để có thể nhận biết đó là thấu kính hội tụ, ta dựa vào 2 đặc điểm:

- Thấu kính hội tụ tác dụng hội tụ chùm tia tới song song tại một điểm hoặc thấu kính hội tụ cho ảnh thật của một vật ở rất xa tại tiêu điểm của nó.

- Phần rìa của thấu kinh hội tụ mỏng hơn phần giữa.

3. Chiếu một tia sáng song song với trục chính vào thấu kính hội tụ. Vẽ tia ló.

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 58 trang 160-161-162-163-164 ảnh 1

4. Qua thấu kính hội tụ, dựng ảnh của vật AB

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 58 trang 160-161-162-163-164 ảnh 2

+ Tia BI song song trục chính nên tia ló của nó đi qua F’

+ Tia tới BO đi qua quang tâm O nên tia ló của nó đi thẳng

+ B’ là giao điểm của hai tia ló trên, ta thu được ảnh thật của B là B’ qua thấu kính.

+ Hạ vuông góc với trục của thấu kính từ B’, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh của AB tạo bởi thấu kính hội tụ.

5. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.

6. Đó là thấu kính phân kì nếu ảnh của tất cả các vật đặt trước nó đều là ảnh ảo.

7.

- Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.

- Ảnh của vật sẽ hiện lên trên phim.

- Ở máy ảnh thông thường thì ảnh nhỏ hơn vật.

8.

Xét về mặt quang học, thể thủy tinh và màng lưới là hai bộ phận quan trọng nhất của mắt. Chúng cũng giống như vật kính và phim trong máy ảnh.

9. Giới hạn gần nhất trên khoảng nhìn rõ của mắt mỗi người gọi là điểm cực cận (Cc), giới hạn xa nhất gọi là điểm cực viễn (Cv).

10.

- Tật cận thị có hai biểu hiện thường thấy là:

+ Không nhìn thấy những vật ở xa.

+ Phải đặt sách gần mắt hơn bình thường khi đọc sách.

- Khắc phục tật cận thị là giúp mắt nhìn rõ những vật ở xa.

- Kính cận là thấu kính phân kì.

11.

- Kính lúp là dụng cụ dùng để quan sát các vật rất nhỏ hay các chi tiết nào đó trên một vật.

- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ hơn 25 cm.

12.

- Nguồn phát ánh sáng trắng: đèn điện, đèn ống, Mặt Trời,...

- Cách tạo ra ánh sáng đỏ: chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ, đèn led đỏ, bút laze phát ra ánh sáng đỏ,...

13. Để nhận biết trong chùm sáng từ đèn ống phát có những ánh sáng mà, ta chiếu chùm sáng phát ra từ đèn ống đến một lăng kính hay mặt ghi của một đĩa CD. Lăng kính và đĩa CD sẽ phân tích chùm ánh sáng tới thành các thành phần màu khác nhau.

14.

- Hai chùm sáng màu trộn với nhau bằng cách:

+ Chiếu hai chùm sáng màu vào cùng một chỗ trên mặt một màn ảnh trắng hoặc cho hai chùm sáng đó đi theo cùng một phương vào mắt.

+ Kết quả thu được một ánh sáng có màu khác với hai ánh sáng ban đầu, không phải là một trong hai màu ban đầu,

15.

- Tờ giấy trắng có màu đỏ dưới ánh sáng đỏ vì tờ giấy trắng sẽ tán xạ mạnh ánh sáng đỏ.

- Tờ giấy xanh gần như có màu đen dưới ánh sáng đỏ vì tờ giấy xanh không tán xạ ánh sáng đỏ.

16.

- Người ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời trong việc sản xuất muối.

- Tác dụng này gây ra hiện tượng bay hơi nước biển.

II - Vận dụng

17. Đáp án B. Vì khi ánh sáng đi từ không khí vào nước thì góc tới lớn hơn góc khúc xạ nên góc tới bằng 60°; góc khúc xạ bằng 40° 30'.

18. Đáp án B.

19. Đáp án B. 5 cm.

20. Đáp án D. Mắt bác Hoàng bình thường, mắt bác Liên là mắt lão; mắt bác Sơn là mắt cận.

21. Đáp án: a - 4; b - 3; c- 2; d - 1.

22.

a. H58.3, vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 58 trang 160-161-162-163-164 ảnh 3

b. Ảnh ảo là A’B’

c. Vì A = F nên BO, AI là 2 đường chéo của hình chữ nhật ABIO. B' là giao điểm của hai đường chéo BO, AI

⇒ A'B' là đường trung bình của tam giác ABO

Nên OA' = 1/2. OA = 1/2.20 = 10 cm

23.

a. H58.4. Dựng ảnh của vật trên phim trong máy ảnh, không cần đúng tỉ lệ.

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 58 trang 160-161-162-163-164 ảnh 4

b. Độ cao của ảnh trên phim:

Xét 2 cặp tam giác đồng dạng: Δ A’B’F’ và Δ OIF’; Δ ABO và Δ A’B’O

Từ hệ thức đồng dạng ta có:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 58 trang 160-161-162-163-164 ảnh 5

Vì tứ giác BIOA là hình chữ nhật nên AB = OI

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 58 trang 160-161-162-163-164 ảnh 6

Chia cả hai vế của (1) cho tích d. d’. f ta có:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 58 trang 160-161-162-163-164 ảnh 7

đây là công thức thấu kính hội tụ cho trường hợp ảnh thật

Thay d = 1,2m = 120 cm, f = 8 cm ta tính được: OA’ = d’ = 60/7 cm

Từ (*) suy ra độ cao của ảnh trên phim là:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 58 trang 160-161-162-163-164 ảnh 8

24.

Trên màng lưới của mắt, độ cao của ảnh cái cửa là:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 58 trang 160-161-162-163-164 ảnh 9

25.

a. Ta thấy ánh sáng màu đỏ khi nhìn một ngọn đèn dây tóc qua một kính lọc màu đỏ,

b. Ta thấy ánh sáng màu lam khi nhìn ngọn đèn đó qua kính lọc màu lam.

c. Nhìn ngọn đèn ta thấy ánh sáng màu đỏ sẫm khi chập 2 kính lọc nói trên với nhau.

- Với điều kiện lí tưởng, chỉ có ánh sáng màu đỏ đi qua kính lọc màu đỏ, và chỉ có ánh sáng màu lam đi qua kính lọc màu lam. Vì vậy, khi ta chập hai kính lọc trên thì không có ánh sáng nào đi qua kính lọc được và khi quan sát ánh sáng của ngọn đèn thì ta chỉ quan sát được màu đen.

- Trong trường hợp trên ta quan sát được màu đỏ sẫm là do các kính lọc đó không chặn được hết toàn bộ ánh sáng mà cho qua một phần màu đỏ và một phần màu lam với một tỷ lệ nào đó. Kết hợp hai màu ta quan sát thấy màu đỏ sẫm. Vậy ta có thể coi đó là sự trộn một phần ánh sáng đỏ với ánh sáng lam.

26. Đây là tác dụng sinh học của ánh sáng Mặt Trời, vì nếu không có ánh sáng chiếu vào, cây cảnh không thể duy trì sự sống.