Trang chủ > Lớp 9 > Giải VBT Vật Lí 9 > Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ - Vở BT Vật lí lớp 9

Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ - Vở BT Vật lí lớp 9

Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ

A - ÔN TẬP

I - Cấu tạo và hoạt động của Đinamo ở xe đạp

Có phải việc tạo ra dòng điện là nhờ nam châm không?

Nam châm cso thể tạo ra dòng điện.

II - Dùng nam châm để tạo ra dòng điện

1. Nam châm vĩnh cửu

Thí nghiệm 1:

C1. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn khi:

+ Di chuyển cuộn dây lại gần nam châm

+ Di chuyển cuộn dây ra xa nam châm

C2. Cuộn dây có xuất hiện dòng điện nếu để cuộn dây chuyến động lại gần hay ra xa nam châm.

Nhận xét: Khi ta đưa một cục nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây kín hoặc ngược lại thì xuất hiện dòng điện trong cuộn dây dẫn đó.

2. Dùng nam châm điện

Thí nghiệm 2:

C3. Xuất hiện dòng điện trong cuộn dây có mắc đèn LED khi:

+ Khi nam châm điện đóng mạch điện.

+ Khi nam châm điện ngắt mạch điện.

Nhận xét 2: Xuất hiện dòng điện ở cuộn dây dẫn kín khi đóng hoặc ngắt mạch điện của nam châm, nghĩa là trong thời gian từ trường của nam châm điện biến thiên.

III - Hiện tượng cảm ứng điện từ

+ Dòng điện cảm ứn là dòng điện được tạo ra bằng cách dùng nam châm.

+ Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng.

C4. Trong cuộn dây sẽ liên tục có dòng điện cảm ứng khi cho nam châm quay trước cuộn dây. Ta thấy 2 đèn LED luôn thay phiên nhau sáng.

C5. Có phải dòng điện trong đinamô xe đạp được tạo ra là nhờ nam châm không?

Nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện với điều kiện sau có sự chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây để có sự thay đổi các đường sức từ gửi qua cuộn dây.

B – LÀM BÀI TẬP

I – Bài tập sách bài tập

Câu 31.1 trang 88 Vở BT Vật Lí 9:

Đáp án D

Câu 31.2 trang 88 Vở BT Vật Lí 9: Trường hợp mô tả dưới đây, nam châm chuyển động so với cuộn dây mà trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện:

Nam châm quay quanh một trục trùng với trục của cuộn dây thì trong cuộn dây dẫn có dòng điện cảm ứng do số lượng đường sức từ xuyên qua khung dây không thay đổi.

Vẽ vào hình 31.1 một mũi tên mô tả sự chuyển động của nam châm như thế nào.

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 31 trang 88-89 ảnh 1

Câu 31.3 trang 88 Vở BT Vật Lí 9:

Cách để có thể tạo ra dòng điện cảm trong cuộn dây dẫn kín nếu để công tắc của nam châm điện luôn đóng: Ta đặt nam châm điện chuyển động ra xa hay lại gần cuộn dây dẫn kín.

Câu 31.4 trang 89 Vở BT Vật Lí 9:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 31 trang 88-89 ảnh 2

Thiết kế 2 cuộn dây L1 đặt cạnh L2 như hình vẽ. Trong đó cuộn L2 được nối với điện kế rất nhạy với kim điện kế chỉ số 0 nằm ở chính giữa mặt số. Đóng khóa K lại, thì kim điện kế bị lệch về một bên sau đó trở về vị trí số 0. Khi mở khóa K thì kim điện kế lệch về phía ngược lại, rồi lại trở về vị trí số 0.

II - Bài tập nâng cao

Câu 31a trang 89 Vở BT Vật Lí 9: Dự đoán trong thí nghiệm ở hình 31.2, các đèn LED mắc vào hai đầu cuộn dây có sáng không khi cho nam châm quay quanh trục thẳng đứng thì? Làm thí nghiệm kiểm tra.

Bài 31a trang 89 Vở bài tập Vật Lí 9 ảnh 1

+ Dự đoán: Các đèn LED mắc vào hai đầu cuộn dây có sáng khi cho nam châm quay quanh trục thẳng đứng vì xuất hiện dòng điện cảm ứng.

+ Làm thí nghiệm và kết quả như dự đóan

Câu 31b trang 89 VBT Vật Lí 9: Thí nghiệm hình 31.3, trong cuộn dây dẫn kín B có xuất hiện dòng điện cảm ứng không khi cho con chạy C của biến trở di chuyển từ phải sang trái? Chỉ ra là thí nghiệm này tương tự thí nghiệm nào trong sgk? Dự đoán rồi làm thí nghiệm kiểm tra.

Bài 31b trang 89 Vở bài tập Vật Lí 9 ảnh 1

+ Thí nghiệm này giống như thí nghiệm hình 31.3 sgk.

+ Dự đoán: Trong cuộn dây dẫn kín B có xuất hiện dòng điện cảm ứng khi con chạy C di chuyển từ phải sang trái, vì khi đó thì cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây thay đổi độ lớn và làm thay đổi từ thông qua nó nên không xuất hiện dòng cảm ứng.

+ Làm thí nghiệm và thấy rằng kết quả như dự đoán