Trang chủ > Lớp 9 > Giải VBT Vật Lí 9 > Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp - Vở bài tập Vật lí 9

Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp - Vở bài tập Vật lí 9

A – ÔN TẬP

I - Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch nối tiếp

1. Ôn tập kiến thức lớp 7

Một đoạn mạch có 2 bóng đèn được mắc nối tiếp với nhau thì:

+ Cường độ dòng điện bằng nhau tại mọi điểm I = I1 = I2

+ Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu từng điện trở thành phần U = U1 + U2

2. Đoạn mạch gồm 2 điện trở được mắc nối tiếp với nhau:

C1: Điện trở R1, R2 và Ampe kế nối tiếp với nhau

C2: Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện bằng nhau tại mọi điểm.

=> I = IR1 = IR2

Áp dụng công thức:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 4 trang 10-11-12 ảnh 1
Từ đó ta có:
Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 4 trang 10-11-12 ảnh 2

II - Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

1. Điện trở tương đương của 1 đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này, sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn như trước.

2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở nối tiếp

C3: Chứng minh R = R1 + R2:

Theo tính chất của đoạn mạch nối tiếp, ta có I = I1 = I2

=> U = U1 + U2 = I1.R1 + I2.R2 = I. (R1 + R2)

Mà U = I. Rtd → I. (R1 + R2) = I. R

Chia cả 2 vế cho I ta có Rtd = R1 + R2 (ĐPCM)

3. Thí nghiệm kiểm tra:

+ 2 điện trở nối tiếp: IAB= 0,5A

+ Khi thay 2 điện trở đó bằng một điện trở tương đương thì I’AB = 0,5A

So sánh: Trong cả 2 trường hợp này, cường độ dòng điện có giá trị như nhau

4. Kết luận

Đoạn mạch gồm 2 điện trở được mắc nối tiếp với nhau sẽ có điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần

R = R1 + R2

Lưu ý: Các điện trở có thể mắc nối tiếp với bóng đèn dây tóc khi chúng chịu được cùng một cường độ dòng điện không vượt quá một giá trị nhất định. Gía trị này gọi là cường độ dòng điện định mức. Các dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường khi chúng có cường dộ dòng điện chạy qua bằng cường độ dòng điện định mức.

III - Vận dụng

C4:

- Công tắc K mở, 2 đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua.

- Công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, 2 đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua.

- Công tắc K đóng, dây tóc bóng đèn Đ1 bị đứt thì đèn Đ2 không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua nó.

C5:

- Đoạn mạch bao gồm R1 được mắc nối tiếp với R2 sẽ có R = 20 + 20 = 40 Ω

- Đoạn mạch bao gồm R1 được mắc nối tiếp với R2 và nối tiếp với R3 sẽ có R = 20 + 20 + 20 = 60Ω

* Lưu ý: Khi có 3 điện trở được mắc nối tiếp với nhau thì điện trở tương đương của đoạn mạch sẽ bằng tổng của các điện trở thành phần.

Ba điện trở bằng nhau được mắc nối tiếp thì ta có R = 3. R

B – LÀM BÀI TẬP

I – Bài tập sách bài tập

Câu 4.1 trang 12 Vở BT Vật Lí 9:

a. Sơ đồ mạch điện như hình 4.1

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 4 trang 12-13 ảnh 1

b. Đoạn mạch AB có hiệu điện thế là:

Cách 1:

Vì R1 nối tiếp với R2 → I1 = I2 = I = 0,2 A, UAB = U1 + U2

=> U1 = I. R1 = 1V, U2 = I. R2 = 1V

Vậy ta có: UAB = U1 + U2 = 1 + 2 = 3V

Cách 2:

- Ta có điện trở tương đương của đoạn mạch: R = R1 + R2 = 5 + 10 = 15Ω

- Hiệu điện thế của đoạn mạch là: UAB = I. Rtd = 0,2.15 = 3V

Câu 4.2 trang 12 Vở BT Vật Lí 9:

a. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là: I = U/R = 12/10 = 1,2A

b. Để Ampe kế chỉ đúng cường độ dòng điện trên thì: điện trở của ampe kế phải bằng 0 vì điện trở mắc nối tiếp với Ampe kế.

Câu 4.3 trang 12 Vở BT Vật Lí 9:

a. Ampe kế có số chỉ là I = U/ (R) = 12/ (20 + 10) = 0,4A

Vôn kế có số chỉ là U1 = I. R1 = 0,4.10 = 4V

b. Với 2 điện trở trên đây, 2 cách để cường độ dòng điện trong mạch tăng lên gấp 3 lần là

Cách 1: Tăng hiệu điện thế của đoạn mạch lên 3 lần, giữ nguyên 2 điện trở mắc nối tiếp

U’AB = 3 UAB = 3.12 = 36V

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 4 trang 12-13 ảnh 2

Cách 2: Giảm điện trở tương đương toàn mạch đi 3 lần bằng cách giữ hiệu điện thế như ban đầu, chỉ mắc điện trở R1 = 10Ω ở trong mạch.

R’ = R1 = 10 Ω

Suy ra Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 4 trang 12-13 ảnh 3

Câu 4.4 trang 13 Vở BT Vật Lí 9:

a. Ampe kế có số chỉ là:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 4 trang 12-13 ảnh 4

b. Hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch là:

UAB = IR = I (R1 + R2) = 0,2.20 = 4V

Câu 4.5 trang 13 Vở BT Vật Lí 9:

Để cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng 0,4A, thì 3 điện trở này có thể mắc vào mạch theo những cách sau:

Cách 1: chỉ mắc điện trở R = 30Ω trong đoạn mạch (như hình 4.2a)

Cách 2: mắc hai điện trở R1 = 10Ω và R2 = 20Ω nối tiếp với nhau trong đoạn mạch (như hình 4.2b)

Sơ đồ các cách mắc:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 4 trang 12-13 ảnh 5

Câu 4.6 trang 13 Vở BT Vật Lí 9:

Đáp án C

Khi R1 mắc nối tiếp với R2 thì cường độ dòng điện chạy qua hai điện trở là như nhau. Vì vậy, cường độ dòng điện tối đa mà đoạn mạch này chịu được là: Imax = I2max = 1,5A.

Điện trở tương đương của đoạn mạch là: R = R1 + R2 = 20 + 40 = 60Ω

Do đó hiệu điện thế tối đa của đoạn mạch là: Umax = Imax. R = 1,5.60 = 90V

Câu 4.7 trang 13 Vở BT Vật Lí 9:

a. Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

R = R1 + R2 + R3 = 5 + 10 + 15 = 30Ω

b. I = U/R = 12: 30 = 0,4A

Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là:

U1 = IR1 = 0,4.5 = 2V

U = IR2 = 0,4.10 = 4V

U3 = IR3 = 0,4.15 = 6V

II – Bài tập nâng cao

Câu 4a trang 13 Vở BT Vật Lí 9:

Cho 3 điện trở R1 = 10Ω; R2 = 15Ω; R3 = 5Ω. Ba điện trở này có thể mắc thành những mạch điện thế nào để khi đặt một hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch thì I = 0,8A?

Tóm tắt đề bài:

R1 = 10Ω, R2 = 15Ω, R3 = 5Ω

U = 12V, I = 0,8A

Có bao nhiêu cách mắc? Vẽ sơ đồ?


Lời giải:

R = U/I = 12/ 0,8 = 15Ω

Có 2 cách mắc:

Cách 1: Chỉ mắc điện trở R2 vào đoạn mạch.

Cách 2: Mắc điện trở R1 = 10 Ω và điện trở R3 = 5Ω nối tiếp với nhau vào đoạn mạch

Sơ đồ của 2 cách mắc như hình 4.3.

Bài 4a trang 13 Vở bài tập Vật Lí 9 ảnh 1