Trang chủ > Lớp 9 > Giải VBT Vật Lí 9 > Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu - Vở BT Vật lí lớp 9

Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu - Vở BT Vật lí lớp 9

Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu

A - ÔN TẬP

I - Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng

C1.

- Có ánh sáng trắng truyền từ vật vào mắt nếu thấy vật màu trắng.

- Có ánh sáng đỏ truyền từ vật vào mắt nếu thấy vật màu đỏ.

- Có ánh sáng xanh lục truyền từ vật vào mắt nếu thấy vật màu xanh lục.

- Không có ánh sáng màu nào truyền từ vật vào mắt nếu thấy vật màu đen.

Nhận xét: Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Đó là màu vật.

II - Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật

1. Thí nghiệm và quan sát

Màu của các vật dưới các ánh sáng khác nhau

2. Nhận xét: Vật có màu nào thì tán xạ ánh sáng màu đó mạnh, nhưng tán xạ ánh sáng màu khác kém.

C2. - Dưới ánh sáng màu đỏ:

+ Vật màu đỏ có màu đỏ nên tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

+ Vật màu lục có màu gần đen nên tán xạ rất yếu ánh sáng màu đỏ.

+ Vật màu trắng có màu đỏ nên tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

+ Vật màu đen có màu đen nên không tán xạ ánh sáng đỏ.

- Dưới ánh sáng xanh lục:

+ Vật màu đỏ có màu gần đen nên tán xạ rất yếu ánh sáng lục

+ Vật màu lục có màu xanh lục nên tán xạ tốt ánh lục.

+ Vật màu trắng có màu xanh lục nên tán xạ tốt ánh sáng lục.

+ Vật màu đen có màu đen nên nó không tán xạ ánh sáng lục.

III - Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật

- Vật màu nào thì tán xạ ánh sáng màu đó tốt và tán xạ ánh sáng các màu khác kém.

- Vật có màu trắng thì tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.

- Vật có màu đen thì không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu.

IV - Vận dụng

C4.

Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu xanh vì trong ánh sáng trắng của mặt trời có màu xanh, chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh đó. Trong đêm tối, không có ánh sáng chiếu đến và chúng cũng không có gì để tán xạ cả, nên ta thấy chúng có màu đen.

C5.

+ Ta thấy có màu đỏ khi nhìn tờ giấy trắng qua tấm kính đỏ. Bởi vì ánh sáng đỏ trong chùm ánh sáng trắng truyền qua được tấm kính đỏ, rồi chiếu vào tờ giấy trắng. Tờ giấy trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ này lại truyền qua tấm kính đỏ theo chiều ngược lại, vào mắt ta.

+ Ta thấy nó có màu gần đen khi nhìn tờ giấy xanh qua tấm kính đỏ. Bởi vì tờ giấy xanh tán xạ kém ánh sáng đỏ.

C6.

- Đặt vật có màu đỏ dưới ánh sáng trắng, nó có màu đỏ vì nó tán xạ ánh sáng đỏ tốt trong chùm sáng trắng.

- Đặt vật có màu xanh dưới ánh sáng trắng, nó có màu xanh, vì nó tán xạ ánh sáng xanh tốt trong chùm sáng trắng.

B – LÀM BÀI TẬP

I - Bài tập sách bài tập

Câu 55.1 trang 154 Vở BT Vật Lí 9: Đáp án C

Câu 55.2 trang 155 Vở BT Vật Lí 9:

a - 3; b - 4; c - 2; d – 1

Câu 55.3 trang 155 Vở BT Vật Lí 9:

a. Ánh sáng trăng có màu vàng vào lúc chập tối.

b. Trong câu ca dao, người con gái tranh thủ tát nước lúc trời mát khi chiều tối. Người con trai đứng trên bờ nhìn thấy ánh trăng phản xạ trong gàu nước của cô gái, nên mới có cảm xúc để làm câu thơ nói trên.

Câu 55.4 trang 155 Vở BT Vật Lí 9:

- Làm thí nghiệm như H55.1 sbt. với hai cốc nước mực

Bề dày của lớp nước tán xạ ánh sáng trong 2 cốc là như nhau khi quan sát theo phương ngang, nên màu của nước mực ở 2 cốc là xanh như nhau.

Quan sát theo phương thẳng đứng, bề dày của lớp nước mực tán xạ ánh sáng ở cốc vơi nhỏ hơn bề dày của lớp nước mực tán xạ ánh sáng ở cốc đầy. Ta thấy màu của nước mực ở cốc đầy nước đậm hơn so với màu của nước ở cốc vơi

- Tương tự với nước biển ở trong cốc và ở ngoài đại dương:

Mỗi lớp nước biển vừa có khả năng tán xạ rất yếu ánh sáng xanh vừa đóng vai trò của một tấm lọc màu xanh rất nhạt. Lớp nước biển đựng trong một cái cốc không đủ để làm cho chùm sáng truyền qua nó có màu xanh. Tuy nhiên, khi truyền qua một lớp nước biển dày hàng ngàn kilômét rồi trở lại thì ánh sáng có màu xanh thẫm.

II - Bài tập nâng cao

Câu 55a trang 155 Vở BT Vật Lí 9: Câu nào sai

Dưới ánh sáng đỏ ta thấy một vật có màu đen. Như vậy dưới ánh sáng trắng vật đó có thể có màu

A. đen B. đỏ C. lục D. tím

Đáp án: B.

Màu của vật không thể là màu đỏ vì dưới ánh sáng đỏ ta thấy một vật có màu đen. Vậy vật đó cũng không thể là màu đỏ dưới ánh sáng trắng.

Câu 55b trang 155 Vở BT Vật Lí 9: Ta có thể được ánh sáng màu gì khi trộn 3 chùm ánh sáng lục, lam, đỏ với nhau?

Đáp án:

Khi trộn 3 chùm ánh sáng màu lục, lam, đỏ với nhau, ta được ánh sáng trắng.


Bài 57: Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD

1. Trả lời câu hỏi

a. Định nghĩa ánh sáng đơn sắc

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng chỉ có một màu nhất định và không thể phân tích thành các ánh sáng có màu khác được.

b. Định nghĩa ánh sáng không đơn sắc?

Ánh sáng không đơn sắc cũng có một màu nhất định, nhưng nó là sự pha trộn của nhiều ánh sáng màu; vì vậy có thể phân tích ánh sáng không đơn sắc thành nhiều ánh sáng màu khác nhau.

c. Các cách nhận biết ánh sáng đơn sắc hoặc không đơn sắc bằng đĩa CD

* Nếu không có đĩa CD thì có thể dùng con tem hình tròn dán ở sau sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục.

+ Chiếu ánh sáng cần phân tích vào mặt ghi của đĩa CD. Quan sát ánh sáng phản xạ. Nghiêng mặt đĩa để thay đổi góc tới của chùm sáng. Chú ý là chỉ cho ánh sáng cần phân tích (không cho ánh sáng khác) chiếu vào mặt đĩa.

+ Ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng đơn sắc nếu thấy ánh sáng phản xạ chỉ có một màu nhất định.

+ Ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng không đơn sắc nếu phát hiện ra trong ánh sáng phản xạ có những ánh sáng màu khác nhau.

2. Kết quả

a. Màu của những ánh sáng được phân tích ra từ những ánh sáng màu tạo ra nhờ những tấm lọc màu khác nhau

Bảng 1:

b. Kết luận chung: Ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng đơn sắc.